Chuyên mục
BÌNH LUẬN
Neu co chien tranh voi My va Chau au, toi mot nguoi viet dinh cu tai nga xin tinh nguyen tham gia chien dau cung nhan...

"NATO đang tiến gần đến chiến tranh với Nga nhất trong lịch sử"

Chủ nhật 28/06/2015 11:12 GMT + 7
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ và NATO triển khai vũ khí nặng và quân đội đến khu vực nằm trong giới hạn phòng thủ của Nga, các nhà sử học nhấn mạnh.

Quyết định triển khai vũ khí hạng nặng đến biên giới Nga của Mỹ và NATO có thể xem là một hành động cực đoan, thiếu thận trọng làm leo thang căng thẳng trên cơ sở lý do hoàn toàn sai lầm.

Nhận định trên được nhà phân tích chính trị, sử gia người Mỹ Stephen Cohen đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ Sputnik hôm 27/6.


Ảnh Rian.

Theo Cohen, quan hệ giữa Moscow và Washington đang dần xấu đi thì các quan chức Mỹ và NATO lại đổ thêm dầu vào lửa bằng cách đẩy mạnh kế hoạch tăng cường quân sự trên biên giới với Nga.

Sau nhiều tuần xem xét, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 22/6 đã khẳng định kế hoạch triển khai thêm vũ khí hạng nặng ở các nước Baltic, Ba Lan, Romania và Bulgaria.

"Những gì đang diễn ra hiện nay là những gì NATO đã mong muốn suốt 15 năm qua. Ông Carter đang tán tỉnh chiến tranh với Nga theo đúng nghĩa đen", Cohen - Giáo sư nghiên cứu về Nga tại Đại học Princeton và Đại học New York bình luận. 

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ và NATO triển khai vũ khí nặng và quân đội đến khu vực nằm trong giới hạn phòng thủ của Nga, nhà sử học nhấn mạnh. Động thái này, chắc chắn sẽ thu hút phản ứng trả đũa của Nga. 

Những hành động "ăn miếng trả miếng" của Nga và NATO có thể dẫn đến sự tiếp tục leo thang quân sự và khiến căng thẳng song phương có thể chuyển hướng thành một "cuộc đối đầu kiểu cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba".

Giáo sư Cohen cho rằng quyết định của Lầu Năm Góc là một sự leo thang của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới có nguy cơ trở thành "chiến tranh nóng" với Nga trong bối cảnh phương Tây đang sử dụng các biện pháp "tuyên truyền" dựa trên những thông tin sai lệch chống lại Moscow.

Ông cho rằng phương Tây gần đây đã tăng cường tuyên truyền, cố gắng thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng Nga đang đặt ra một mối đe dọa quân sự với ba nước Baltic nhỏ. Tuy nhiên, ông khẳng định đó là một "lời nói dối". 

Quyết định của Lầu Năm Góc đã đánh dấu rõ ràng là một sự thất bại về "ngoại giao" của Washington, là dấu hiệu của sự "mong muốn" và "tìm kiếm" một cuộc thách quân sự với Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Cohen nhấn mạnh rằng chương trình nghị sự của NATO đã mở rộng vượt xa các vấn đề Ukraine: "Nó không còn là vấn đề bảo vệ Ukraine nữa mà là sự mở rộng NATO".
.
Tình hình đang trở nên tệ hơn, và các nước châu Âu có nguy cơ bị lôi vào giữa một cuộc xung đột quân sự mới, Giáo sư Cohen cảnh báo. Các nước châu Âu không nên quên Washington không thể cứu đồng euro hoặc thúc đẩy các nền kinh tế EU hoặc cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ cho EU. 

Hơn nữa, diễn đàn kinh tế quốc tế tại St. Petersburg đã chỉ ra rõ ràng rằng mặc dù Washington đã dùng tất cả các nỗ lực nhằm cô lập Moscow, nhưng Nga vẫn gắn bó chặt chẽ với đời sống kinh tế và chính trị châu Âu./.

Hé lộ kịch bản tập trận gây sốc của Nga

Trong cuộc tập trận hồi tháng 3.2015 huy động đến 33.000 binh sĩ, Nga đã luyện kịch bản vô hiệu hóa kế hoạch gia tăng sức mạnh của NATO tại 3 nước Baltic.


Hải quân Nga phô diễn sức mạnh đổ bộ - Ảnh: Reuters

Tấn công 4 nước một lúc

Trên đây là kết quả phân tích của Trung tâm phân tích chính sách châu Âu (CEPA), tổ chức độc lập chuyên nghiên cứu chính sách công ở đông và trung Âu, về cuộc tập trận cực kỳ quy mô của Nga, diễn ra hồi tháng 3.2015.

Báo The Telegraph (Anh) ngày 26.6 dẫn báo cáo của ông Edward Lucas, Phó Chủ tịch cao cấp của CEPA, cho biết trong kịch bản, ngòi nổ là một cuộc nổi loạn chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin có bàn tay phương Tây thò vào, khiến Nga đồng thời tấn công 4 nước vùng Baltic bao gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch và Phần Lan.

Cụ thể, binh sĩ Nga thực tập tấn công Na Uy nhằm chiếm một khu vực ở miền bắc nước này. Trong khi đó, một đạo quân khác của Nga sẽ chiếm đảo Aland của Phần Lan. Cùng lúc, đảo Gotland của Thụy Điển và đảo Bornholm của Đan Mạch cũng bị lính Nga tấn công.


Giữa một cuộc tập trận của Nga với Belarus - Ảnh: AFP

Những phần lãnh thổ trên đều nằm ở khu vực Baltic, vắt qua những tuyến đường biển huyết mạch, đồng nghĩa đó cũng là những mục tiêu quân sự chiến lược. Việc chiếm đóng những đảo này sẽ khiến Nga "niêm phong" luôn khu vực Baltic, nơi tọa lạc của 3 nước thành viên NATO gồm Estonia, Latvia và Lithuania. 3 quốc gia này có thể sẽ là nơi bố trí các khí tài hạng nặng do Mỹ triển khai trong kế hoạch tăng cường cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO.

Trong số 4 nước nằm trong kịch bản tấn công của Nga thì Đan Mạch, Na Uy là thành viên NATO; Phần Lan và Thụy Điển là nước trung lập.

Ông Lucas cho rằng cả 4 nước này đều cần thiết phải tăng cường hợp tác về mặt quân sự với những quốc gia dễ "rơi vào tầm ngắm" của Nga , đặc biệt là Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan.

Luyện tấn công hạt nhân

Trong thời gian qua, Nga liên tục tập trận ở sát biên giới các nước NATO, bao gồm cả tập trận trên không, trên biển và trên đất liền.


Lính Mỹ đến Latvia để tham gia một cuộc tập trận của NATO - Ảnh: Reuters

Đáng chú ý, hồi tháng 6.2014, không quân Nga luyện kịch bản cuộc tấn công hạt nhân vào Bornholm - một hòn đảo của Đan Mạch đúng lúc đó đang tổ chức một lễ hội thường niên, quy tụ hàng loạt chính khách cao cấp và 90.000 khách.

Ông Lucas kết luận trong báo cáo: "Nếu cuộc tấn công như thế này xảy ra thực sự, Đan Mạch sẽ bị cắt ngọn".

Thêm vào đó, theo báo cáo, máy bay ném bom Nga cũng thường xuyên dò la khả năng phòng không của các nước NATO, xâm phạm không phận của các nước này để khiêu khích máy bay chiến đấu vào cuộc. Máy bay Nga thường tắt thiết bị nhận/phát tín hiệu, vốn giúp máy bay nhận biết sự hiện diện của nhau, dẫn đến tình huống vài lần suýt va chạm với máy bay dân sự.

Phản ứng lại, NATO cũng tăng cường tập trận, gồm BALTOPS 2015, cuộc tập trận ở khu vực Baltic trong tháng này, quy tụ 49 tàu chiến thuộc 14 quốc gia cả thảy. Đáng chú ý, 2 nước trung lập là Phần Lan và Thụy Điển cũng tham gia tập trận với danh nghĩa là "đối tác" của NATO.

Chưa thể


Một cuộc tập trận của NATO ở Estonia - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, theo nhận định của CEPA, Nga sẽ chưa thể tấn công vào các láng giềng Baltic một khi còn đang "điều lực lượng" tới Ukraine. Giới chức Mỹ tin rằng binh lính Nga đang phối hợp với lực lượng ly khai ở Uraine, cung cấp vũ khí, hậu cần, huấn luyện, chỉ đạo và kiểm soát các lực lượng này, theo The Telegraph.

The Telegraph dẫn lời ông Daniel Baer, đại sứ Mỹ tại Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu phát biểu rằng các nhà quan sát đã phát hiện xung đột đang gia tăng ở Ukraine. Hồi tuần trước, các nhà quan sát phát hiện 700 vụ nổ ở miền đông Ukraine. Ông Baer nói thêm: "Anh sẽ không thể làm được điều đó nếu không có hệ thống cung cấp được một nhà nước tài trợ, nếu không có cả một hệ thống hậu cần, tái cung cấp đứng đằng sau. Những gì đang xảy ra đã không thể xảy ra nếu không có sự tham gia của Nga".

Trong khi đó, Nga bác bỏ mọi cáo buộc dính líu quân sự ở Ukraine.

Kiều Oanh 

Nguyễn Hường
Nguồn: giaoduc.net.vn, thanhnien.com.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.