Chuyên mục
Kinh tế Nga lợi hơn khi Mỹ chậm dỡ bỏ trừng phạt?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kinh tế Nga lợi hơn khi Mỹ chậm dỡ bỏ trừng phạt?

Chủ nhật 29/01/2017 04:10 GMT + 7
Tổng thống Trump cho rằng còn quá sớm cho việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế Nga không phải là điều gây thất vọng cho người Nga, mà là ngược lại...

Reuters ngày 27/1/2017 đưa tin, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh Theresa May tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hiện còn quá sớm để xem xét việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và đồng minh đối với Nga sau sự kiện Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga.

"Đối với việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt thì hiện còn rất sớm để nói về điều đó", Reuters dẫn lời ông Trump. Mặc dù vậy người đứng đầu Nhà Trắng vẫn khẳng định rằng sẽ giữ đúng cam kết trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình là theo đuổi việc xây dựng một mối quan hệ tốt hơn với nước Nga.

Cố vấn kinh tế của tổng thống Nga Alexei Kudrin từng đưa ra nhận định lạc quan cho kinh tế Nga trong bối cảnh phương Tây chưa dỡ lệnh trừng phạt Nga

Theo dự kiến ngày 28/1/2017 Tổng thống Trump sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Putin và dư luận chờ đợi liệu vấn đề dỡ bỏ lệnh cấm vận nước Nga có được hai nhà lãnh đạo đề cập tới không và diễn tiến của vấn đề sẽ ra sao. Cá nhân người viết cho rằng, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Nga lúc này là quá sớm, không có lợi cho kinh tế nước Nga, do vậy Moscow không chờ đợi điều đó. Tại sao vậy?

Nước Nga cần thêm thời gian để hiệu chỉnh và hoàn thiện cơ chế kinh tế mới


Như người viết đã từng phân tích, lệnh cấm vận kinh tế Nga sau “sự kiện Crimea” là một kiểu cấm vận ngắn hạn, mà mục đích kỳ vọng là hoặc kinh tế Nga sẽ sụp đổ nhanh chóng hoặc Moscow phải nhượng bộ để nới lỏng hoặc thoát cấm vận. Tuy nhiên, cả hai mục đích mà các tác giả của lệnh cấm vận đều không đạt được và cấm vận ngắn hạn đã phải áp dụng trong dài hạn.

Khi lệnh cấm vận liên tục được phương Tây gia hạn và gắn với nhiều điều kiện có tính chất bất khả kháng cho việc dỡ bỏ thì Tổng thống Putin đã có những nước cờ mới, sử dụng những quân cờ mới, từ đó giúp cho chính phủ Nga xây dựng cơ chế mới cho kinh tế Nga trong thời cấm vận. Điều đó được thể hiện rõ từ việc cơ cấu lại nền kinh tế cho đến việc đổi mới chính sách và thay đổi cơ chế quan lý, điều hành.

Cho đến nay, sau hơn 2 năm bị áp cấm vận, kinh tế nước Nga đã tránh được nguy cơ sụp đổ, không những vậy sự đổi mới trong quản lý điều hành của chính phủ Nga đã phát huy hiệu quả. Sự khởi sắc của kinh tế Nga thể hiện trên cả ba thị trường quan trọng, đó là sự đa dạng trên thị trường hàng hoá, sự ổn định trên thỉ trường tiền tệ và sự bùng nổ trên thị trường chứng khoán.

Điều đó cho thấy kinh tế nước Nga không chỉ vượt qua giai đoạn chịu đựng cấm vận, mà đã đổi thay phù hợp với thực tế của nền kinh tế bị cấm vận bao vây cùng với giá dầu thô sụt giảm. Mặc dù vậy, đây chỉ mới là giải đoạn đầu nên cần phải có những hiệu chỉnh, điều chỉnh để hoàn thiện một cơ chế kinh tế mới cả về cơ cấu lẫn chất lượng phát triển.

Nếu Mỹ và phương Tây dỡ bỏ cấm vận ngay lúc này sẽ khiến cho nước Nga phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt, hoặc là tiếp tục phát triển nền kinh tế thời cấm vận, hoặc là phải bỏ đi những thành quả vừa mới có được. Với tính chất của một nền kinh tế đang đổi thay cơ chế, kinh tế nước Nga không đủ điều kiện tiếp nhận và hiện thực hoá lợi ích cả cơ chế mới và cơ hội từ việc dỡ bỏ cấm vận của phương Tây.

Có thể thấy rằng việc dỡ bỏ cấm vận một nền kinh tế chỉ có lợi khi nền kinh tế đó sẽ sụp đổ nếu lệnh cấm vận kéo dài – chẳng hạn như kinh tế Nga ở thời điểm năm 2014 - 2015. Hoặc nền kinh tế bị cấm vận phải hội đủ các điều kiện khiến cho nó có thể tiếp nhận mọi cơ hội khi lệnh cấm vận bị dỡ bỏ, chẳng hạn như kinh tế Việt Nam khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vào năm 1995.

Cơ hội của việc dỡ bỏ ngay lệnh cấm vận đã trôi qua với kinh tế nước Nga, còn trong thời điểm hiện nay thì kinh tế Nga chưa hội đủ các điều kiện có thể tiếp nhận các cơ hội khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Điều đó có nghĩa điều kiện của kinh tế Nga hiện nay chưa chín muồi cho việc dỡ bỏ lệnh cấm vận. Điều kinh tế Nga cần lúc này là các biện pháp cấm vận không gia tăng.

Kinh tế Nga cần có thêm thời gian để hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, do vậy việc chính quyền Trump dỡ bỏ cấm vận ngay thời điểm này là lợi bất cập hại cho kinh tế Nga. Không phải ngẫu nhiên mà ông Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga, hiện là là Cố vấn kinh tế của Tổng thống Putin cho rằng, kinh tế Nga phát triển tốt nhưng không phải cần đến việc chính quyền Trump bỏ cấm vận nước Nga.

Những thiệt hại cho kinh tế Nga, nếu phương Tây dỡ bỏ lệnh cấm vận quá sớm

Khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ sớm, thì việc kinh tế Nga không tiếp nhận được hết các cơ hội do việc thoát cấm vận mang lại không chỉ là một sự lãng phí, mà thực tế đó còn có thể gây thiệt hại cho nước Nga, cho kinh tế Nga. Theo cá nhân người viết có thể nhận diện 2 dạng thiệt hại sau đây :

Thứ nhất, những lợi ích nước Nga phải đánh đổi cho việc nâng tầm quan hệ Nga – Mỹ. Có thể thấy rằng, việc chính quyền Trump sớm dỡ bỏ cấm vận nước Nga – nếu điều đó xảy ra – là hướng tới việc cải thiện quan hệ Nga – Mỹ. Việc Tổng thống Trump sớm dỡ bỏ cấm vận Nga sẽ khiến Nhà Trắng gặp nhiều thách thức từ cả trong và ngoài nước Mỹ.

Và để giảm thiểu áp lực cho chính quyền Trump từ thách thức đó,  Kremlin và cá nhân Tổng thống Putin phải tìm cách chứng minh cho các đối thủ của Trump nhận ra việc dỡ bỏ cấm vận Nga là có lợi cho Mỹ và phương Tây. Mà lợi ích được dùng làm cơ sở chứng minh phải cụ thể, như vậy nước Nga phải tạo ra lợi ích cho nước Mỹ và các đồng minh khi được sớm dỡ bỏ cấm vận.

Chính phủ của Thủ tướng Medvedev cần thời gian đề hiệu chỉnh cơ chế nền kinh tế Nga thời cấm vận

Trong khi thời cơ, cơ hội do được sớm dở bỏ cấm vận thì bị lãng phí, nhưng lợi ích đánh đổi cho việc được sớm dỡ bỏ cấm vận thì nước Nga chắc chắn phải tạo ra một cách thực tế. Đây là một nghịch lý mà Moscow không thể tránh được và những thiệt hại của kinh tế nước Nga trong trường hợp này cũng thể tránh được. Điều này chẳng khác gì Moscow phải trá giá cho món quà có giá trị nhưng không thể khai thác.

Thứ hai, những thế lực đầu cơ cơ hội sẽ khai thác nghịch lý của việc nước Nga sớm được dỡ bỏ cấm vận để làm giàu và làm hại nước Nga. Khi kinh tế nước Nga không thể hiện thực hoá hết cơ hội từ việc phương Tây bỏ cấm vận thì đó chính là thời cơ cho những nhà đầu cơ cơ hội ở cà trong và nước Nga. Rõ ràng, chính quyền nước Nga không thể ngăn cản hay cản trở việc làm giàu từ những cơ hội bị lãng phí, chỉ có điều nó lại gây hại cho nước Nga.

Điều đó đã được thể hiện rõ trong việc tự do hoá nền kinh tế của chính quyền cố Tổng thống Boris Yeltsin trong những năm 90 của thế kỷ 20. Hàng loạt nhũng thế lực đen, những nhà tài phiệt Nga đã làm giàu từ hiện thực hoá cơ hội từ chính sách tự do hoá nền kinh tế, qua đó lũng đoạn nền kinh tế, gây thiệt cho nước Nga, gây bất ổn cho xã hội Nga. Thậm chí các tổ chức tài phiệt ấy đã kết hợp với những thế lực bên ngoài, từ đó hình thành nên những tổ chức hút máu nền kinh tế.

Do vậy, việc Tổng thống Trump cho rằng lúc này còn quá sớm để nói đến việc dỡ bỏ trừng phạt kinh tế Nga không phải là điều gây thất vọng cho người Nga, mà thậm chí là ngược lại. Bởi lẽ kinh tế Nga sẽ lợi bất cập hại nếu Mỹ và phương Tây sớm dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với nước Nga.

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.