Chuyên mục
Tên lửa SSC-8 Nga khiến mọi lá chắn tinh vi nhất cũng 'vô dụng'
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tên lửa SSC-8 Nga khiến mọi lá chắn tinh vi nhất cũng 'vô dụng'

Thứ hai 24/04/2017 15:53 GMT + 7
Tên lửa SSC-8 mới của Nga có tầm bắn gần 5.500 km và hành trình bay phức tạp khiến cho đối phương rất khó phát hiện để có thể chặn đánh.

Theo NBC News, theo các quan chức quân sự, tên lửa SSC-8 mà Nga mới triển khai có thể đánh bại các lá chắn phòng thủ của Mỹ và đồng minh châu Âu, nhất là khi phóng với số lượng lớn, báo VnExpress đưa tin.

Theo Global Security, tên lửa SSC-8 là cách NATO gọi được Nga phát triển và thử nghiệm trong nhiều năm qua, dựa trên phiên bản tên lửa 9M728. Được biết, tên lửa SSC-8 là phiên bản đặt trên mặt đất của tổ hợp tên lửa hành trình tầm xa trên biển Kalibr-NK nên nó mang đầy đủ những tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của dòng tên lửa này.

Tên lửa SSC-8 Nga đang phát triển khiến đối phương lo sốt vó. Ảnh minh họa

Tên lửa SSC-8 được trang bị hệ điều khiển và dẫn đường dựa trên quán tính với cảm ứng Doppler điều chỉnh góc tấn công theo hệ thống định vị vệ tinh Glonass và GPS. Ở giai đoạn cuối, đầu tự dẫn radar chủ động trên tên lửa sẽ được kích hoạt, tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450kg.

Đặc biệt, tên lửa được phóng ở trạng thái thẳng đứng với sự trợ giúp của động cơ nhiên liệu rắn có tác dụng tăng lực đẩy sau khi phóng. Sau đó, động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy sẽ đưa 9M72 vượt hàng nghìn km tới mục tiêu với tốc độ bay cận âm.

Về thiết kế, tên lửa SSC-8 được sản xuất theo nguyên lý khí động học thông thường với hai cánh được gấp lại trong thân khi di chuyển.

Theo báo Công an Nhân dân, điểm khác biệt duy nhất giúp tên lửa SSC-8 khẳng định được uy lực so với phiên bản Kalibr-NK lắp đặt trên tàu chiến chính là tầm bắn. Nếu như Kalibr-NK có tầm bắn tối đa khoảng 2.500 km thì tên lửa SSC-8 có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5.400 km.

Đặc biệt, với quỹ đạo bay phức tạp và dẫn đường bởi vệ tinh GLONASS hay GPS ở giai đoạn cuối, SSC-8 được cho là có khả năng sử dụng radar chủ động để nâng cao độ chính xác.

Tuy nhiên, điều khiến NATO lo lắng nhất là tên lửa SSC-8 có thể sẽ được phóng đi từ hệ thống phóng tên lửa tầm ngắn Iskander vốn hoàn toàn tương thích với hiệp ước INF. Khi đó, khối quân sự gần như sẽ bất lực do không thể giám sát và phân biệt sự khác biệt giữa hai loại tên lửa.

An Dương (T/h)
Nguồn: vietq.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.