Chuyên mục
EURO 2016 và nỗi lòng người Việt ở Marseille
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

EURO 2016 và nỗi lòng người Việt ở Marseille

Thứ sáu 17/06/2016 02:26 GMT + 7
Marseille những ngày này đang oằn mình trong “tâm bão”. Cơn bão đến từ những gã hooligan núp dưới cái bóng của fan bóng đá. Và thay vì tận dụng cơ hội làm giàu, EURO 2016 đang trở thành cơn ác mộng với những người Việt ở phố cảng nước Pháp.

Tôi cố gắng tìm cho mình chút hương vị Việt trên đất Pháp, một điểm nhấn trong hành trình mà tôi đã vạch sẵn cho mình trước giờ lên đường đến xứ lục lăng. Lướt những dòng tin nơi quê nhà về EURO 2016, không phải chuyên môn thì y như rằng là bạo lực, là vấn nạn hooligan, là bóng ma khủng bố.


Một nhà hàng của người Việt ở Marseille

Quả cũng đúng, nhưng nước Pháp tươi đẹp không chỉ có thế. Tôi đang ở Marseille, nơi có cộng đồng người Việt tương đối đông đảo và sinh sống lâu đời. Ngay từ đầu thế chiến thứ hai, cụ thể là năm 1939, theo điều tra dân số thì đã có khoảng 93.000 người Pháp gốc Việt. Họ là những công nhân, là binh lính, là sinh viên, đến đây theo những chuyến tàu chứa đầy tài nguyên mà đế quốc khai thác ở xứ thuộc địa.



Mặc dù Paris là kinh đô ánh sáng, tháp Effield lung linh huyền ảo như mời gọi nhưng người Việt lại chủ yếu định cư ở phía đông nước Pháp. Và Marseille là nơi tập kết, với những bến cảng không ngớt tàu đến, tàu đi trong giai đoạn cả hành tinh chìm trong đạn lửa ấy. Những người Việt đến đây, mang theo nghề trồng lúa nước làm “đặc sản”, làm kế sinh nhai. Bởi vậy, ngay cả những thế hệ người Việt sau này mở công ty, mở xưởng, mở quán lập nghiệp thì hạt gạo vẫn là kim chỉ nam của sự sống.

Tôi ghé thăm Le Pacifique 4 (số 210 đường Romain Rolland), một quán ăn Việt ở gần sân Velodrome. Đó là một không gian sang trọng, nhưng các món ăn mang đậm hương vị quê nhà. Ở một địa điểm cách nơi chôn rau cắt rốn đến hơn 9.000km, được thưởng thức món phở chiên phồng, bún riêu cua, nem cuốn thịt lợn, nem lụi… còn gì thú vị hơn thế nữa?!


Tôi trò chuyện với Pierre Hùng, quản lý của nhà hàng này. Anh kể, EURO 2016 những tưởng là một cơ hội làm ăn với Le Pacifique, nhưng nào có phải. Suốt 1 tháng kể từ ngày cận khai mạc giải đấu đến nay, công việc làm ăn của quán thậm chí chẳng được như ban đầu. Nhân viên an ninh, cảnh sát, mật thám suốt ngày phong tỏa các con đường dẫn xung quanh Velodrome. Khi an ninh chỉ vừa lới lỏng đôi chút thì tai họa ập xuống với cả con phố chứ chẳng riêng gì Le Pacifique.


Hooligan đánh nhau, đập phá, gây xáo trộn công việc làm ăn của rất nhiều người Việt

Đám hooligan Anh và Nga loạn đả suốt từ khi chúng đặt chân đến mảnh đất này. 1 tuần nay, cứ vừa dọn hàng ra thì y như rằng mươi mười năm phút sau lại có một đám người đuổi đánh nhau, rượt khắp căn phòng. Chúng ném đồ, chúng đập phá, la hét chửi bới rồi thì máu me đổ đầy sàn nhà. Khi đám hooligan này rời đi, cả căn phòng sang trọng chỉ còn lại là một chiến trường hoang tàn. Thử hỏi còn khách khứa nào lui tới một nơi như thế?



Nhưng EURO không phải câu chuyện mà Hùng muốn giãi bày. Anh nói mình quê ở Nghệ An, gia đình vẫn còn nhiều người ở lại, trong đó có cả cha anh. Lần nào về thăm quê, nói đến chuyện đưa ông sang Pháp sống với con cháu, cụ cũng lắc đầu quầy quậy: “Tau sống cả đời người ở đây rồi. Sang đấy tây tàu loạn xứ, chúng bây công việc tối ngày tau biết sống với ai? Tau sắp chết rồi, cho tau được ở lại giữ gìn mảnh đất hương hỏa. Bao giờ nhắm mắt, tau chỉ cần được nằm lại mảnh đất này thôi”. Thế là Hùng đành chịu, không cách nào thuyết phục được cụ.

Trong giọng kể đều đều của Hùng có chút nghèn nghẹn. Anh bảo, mấy hôm nay nhà báo tin bố ốm nặng lắm, chẳng ăn uống là bao, cứ đà này cụ “đi mất”. Những người con xa quê hương chỉ mong ngày được quay về mảnh đất hình chữ S, và Hùng cũng vậy. EURO hay không EURO, với anh cũng vậy. Điểm chung của những người Việt ở Le Pacifique 4 này là một nỗi nhớ xứ sở đến quay quắt cõi lòng. Vì thế, được gặp một người Việt, được nghe một giọng nói Việt giữa đất Marseille này, được biết tin tức nơi quê nhà cũng đủ cho họ ấm lòng thêm đôi chút.

Rời Le Pacifique 4, tôi bâng khuâng trên con đường dài mình sắp đi. Hành trình chinh phục EURO còn gần 1 tháng nữa, mà bỗng từ đâu chợt nhớ lắm hình bóng quê nhà.

Thương Huyền (từ Marseille)
Nguồn: choibong.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.