Chuyên mục
Đức không thể tìm
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đức không thể tìm "tinh túy lao động" từ người nhập cư

Thứ tư 02/03/2016 12:04 GMT + 7
Một trong những nguyên nhân khiến Thủ tướng Đức A.Merkel quyết định thực hiện chính sách “cửa mở” cho dòng người nhập cư vào Đức là nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực bổ sung cho sự thiếu hụt nhân lực lao động ở Đức hiện nay.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tính toán này của Thủ tướng Đức khó có thể đạt được hiệu quả.


Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Đức đang phải đối mặt với nạn thiếu hụt nhân lực lao động nghiêm trọng do tỷ lệ sinh ở Đức luôn duy trì ở mức độ thấp.

Sự thiếu hụt này có thể được bổ sung bởi dòng người nhập cư khi đa số trong số người nhập cư tràn vào Đức là đàn ông và đang trong độ tuổi lao động.

Theo giới phân tích Đức, một trong những lý do chính khiến Thủ tướng A.Merkel và những người ủng hộ mình quyết tâm theo đuổi chính sách mở cửa đối với người nhập cư là nhằm tìm kiếm nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế Đức.

Tuy nhiên, cho dù nền kinh tế Đức đang thiếu nhân lực trầm trọng thì chính sách này của bà Merkel vẫn còn có những điểm gây ra nghi ngờ đối với giới phân tích.

“Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá nhiều vào mức độ làm việc. Chúng ta cần phải huy động tất cả các tiềm lực của mình để giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng nguồn lực của Đức hiện chưa có đủ và chúng ta cần đến những nguồn lực có trình độ và được đào tạo từ nước ngoài.

Chính vì vậy chúng tôi đã quyết định sẽ tiến hành thử nghiệm biện pháp mới” - Tạp chí Local dẫn lời của Bộ trưởng Lao động và Công tác xã hội Đức Andrea Nales.

Local cũng thông tin rằng Chính phủ Đức trong những ngày cuối tháng 2/2016 đã đưa hệ thống tiếp nhận người nhập cư vào hoạt động. Hệ thống này do Canada và New Zealand thiết kế, có tác dụng cấp giấy phép lao động cho công dân các quốc gia không phải là thành viên EU.

Tiêu chí chính để Đức tiếp nhận lao động nhập cư là lao động này phải có trình độ, được đào tạo và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Đức.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng Đức, hiện Đức đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Nhân lực thiếu hụt trong lĩnh vực bán lẻ là 34.700 người, luyện kim và xây dựng cần 32.400 người, năng lượng cần 30.600 người. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng đang thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng như ngành lắp ráp ô tô thiếu 29.000 người, y tế thiếu 28.800 người, kho vận thiếu 27.000 người, du lịch và vận tải thiếu 23.400 người và công nghiệp thực phẩm thiếu hụt 19.900 người. Sự thiếu hụt trong 10 lĩnh vực kinh tế ở Đức đã lên đến gần 300.000 người.

Trong năm 2015, tổng số người nhập cư vào Đức từ các nước châu Phi và châu Á là 1,1 triệu người. Theo dự kiến, trong năm 2016 Đức sẽ tiếp nhận thêm hơn 500.000 người nữa và dự kiến con số này còn có thể cao hơn.

Cho dù còn có cả trẻ em và người già nhưng theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, dòng người nhập cư này vẫn đủ để lấp đầy các khoảng trống về lao động mà Đức đang cần.

Tuy nhiên, tất cả đều sẽ không đơn giản như vậy. Trong tất cả các bài phát biểu của các quan chức và các chính trị gia Đức đều đề cập đến việc Đức sẽ chỉ cần nguồn nhân lực có chất lượng cao và hơn nữa là nguồn nhân lực này cần phải sử dụng thành thạo tiếng Đức.

Những tiêu chí khắt khe này sẽ làm giảm đáng kể số lượng người nhập cư có thể đáp ứng được các điều kiện làm việc tại Đức.

Hơn nữa, mới đây ông Liudger Vobman, Giám đốc Trung tâm IfoMunich đã lên tiếng phàn nàn rằng đa phần người nhập cư vào Đức đều chỉ có trình độ lao động khá thấp.

Để có thể làm việc được, nguồn nhân lực này cần phải trải qua các khóa đào tạo cấp tốc. Tuy nhiên, hy vọng sau một vài tháng nguồn nhân lực này sẽ nâng cao được trình độ và sử dụng được tiếng Đức thành thạo là điều không thể.


Uy tín của Thủ tướng Merkel đang giảm mạnh do "cởi mở" với vấn đề nhập cư.

Nguyên nhân một phần là do hệ thống giáo dục, đào tạo ở Đức khác khá xa so với hệ thống đào tạo ở các nước châu Á và châu Phi. Điển hình là việc trình độ nhận thức của một học sinh lớp 8 ở Syria trong giai đoạn trước chiến tranh cũng chỉ được đánh giá là ngang bằng với nhận thức của học sinh lớp 3 ở Đức.

Chính vì vậy, hy vọng của Thủ tướng Đức A.Merkel và các chuyên gia kinh tế về việc dòng người nhập cư sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt nhân lực lao động ở Đức được cho là hoàn toàn không có cơ sở.

Một hệ quả khác của tính toán được cho là sai lầm này là uy tín của bà Merkel đang bị sụt giảm khá nhanh. Khi hiệu ứng từ nguồn nhân lực nhập cư trong việc thúc đẩy sản xuất cho các lĩnh vực của nền kinh tế Đức chưa thấy đến thì những hệ quả tiêu cực do người nhập cư gây nên trong xã hội Đức đã hiện hữu.

Rất nhiều người dân Đức dường như sẽ khó có thể quên đi được những ký ức kinh hoàng của “Đêm giao thừa nhục nhã” tại Cologne khi người nhập cư tấn công tình dục đối với phụ nữ Đức.

Chính vì vậy, Thủ tướng A.Merkel sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa để vực dậy uy tín của bản thân đối với chính sách “cửa mở” của mình.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.

Đào Cảnh (Lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.