Chuyên mục
Bí ẩn kho báu của Napoleon trên đất Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bí ẩn kho báu của Napoleon trên đất Nga

Chủ nhật 15/06/2014 11:39 GMT + 7
Năm 1812 quân của Napoleon trên đường rút khỏi Nga đã đem giấu 25 chiếc xe ngựa chở đầy vàng bạc châu báu mà đến nay vẫn chưa tìm ra.

Tháng 5/1812, hoàng đế Pháp Napoleon thống lĩnh 50 vạn quân tiến đánh nước Nga. Ngày 14/9 năm đó quân của Napoleon chiếm được Moscow nhưng thành phố đã “vườn không nhà trống”.


Napoleon Bonapac trong tranh vẽ.

Đói và rét uy hiếp quân Pháp. Chiến tuyến quá dài, lương thực đạn dược không cung cấp kịp, quân Pháp rơi vào cảnh khốn quẫn. Trong khi đó Nga hoàng nhất định không chịu giảng hòa và vẫn tiếp tục cho quân đánh du kích tiêu hao quân Pháp.

Một tháng sau Napoleon phải rút khỏi Moscow đi về hướng Tây Nam. Mặc dù khi quân Pháp vào Moscow đã “vườn không nhà trống” nhưng quân của Napoleon vẫn vơ vét được 25 chiếc xe ngựa chở đầy vàng bạc châu báu. Nhưng trên đường rút chạy khỏi Moscow, 25 chiếc xe này bỗng nhiên mất tích.

Tuy nhiên sau đó, người Nga đã nhiều phen bỏ công sức đi tìm kho báu này. Theo cuốn 109 hiện tượng bí ẩn trên thế giới, một học giả thời Liên Xô là Bogomolop đã đọc rất nhiều tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Anh viết về giai đoạn cuộc chiến Pháp-Nga 1812 để cố tìm những tình tiết liên quan đến kho báu bị mất tích.

Ông này đã đọc được trong cuốn Cuộc đời của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonapac một chi tiết nói về kho báu như sau: “Ngày 1/11, Hoàng đế tiếp tục rút lui một cách đau khổ. Ngài bước đi trên con đường tới Xmolenxco trong sự hộ vệ của đội quân cấm vệ. Vì lo rằng trên đường đi sẽ bị quân Nga chặn đánh, nên phải mau chóng rút lui… Bởi vì cảm thấy tình cảnh trước mắt rất nguy hiểm, Napoleon biết rất rõ những thứ mới cướp được ở Moscow như: vũ khí, đại bác cổ, cây thánh giá khổng lồ trên đỉnh tháp Ivan đại đế, những vàng bạc châu báu trong điện Kremli, những báu vật trang trí trong nhà thờ lớn, và tất cả những thứ đó không thể nào đem theo được. Nhưng lại cũng không cam lòng để cho quân Nga cướp lại, bởi vậy ông ta lệnh cho quân sĩ đem dìm xuống hồ Samliupo”.

Cuốn sách này xuất bản vào khoảng 1831, 1832, chỉ cách thời gian cuộc chiến có 20 năm. Thêm nữa tác giả cuốn sách nổi tiếng là một người tôn trọng sự thực lịch sử. Do vậy Bogomolop tin rằng việc Napoleon dìm chiến lợi phẩm xuống hồ Samliupo là có căn cứ.

Ông này cũng tìm đọc thêm nhiều tư liệu của người Nga, người Anh và người Pháp có liên quan đến sự kiện này và đi đến kết luận rằng vào ngày 2/11/1812, Napoleon đã dìm các chiến lợi phẩm xuống hồ Samliupo.

Để đi tìm kho báu, Bogomolop đã tìm đến các thư viện để tra cứu địa chỉ chính xác của hồ Samlipo. Nhưng ông thất vọng vì suốt một dải từ Biyahoma tới Samliupo không có cái hồ nào. Cuối cùng ông phải gửi thư hỏi Viện nghiên cứu địa lý khoa học Liên Xô và được trả lời: “Cách Tây Nam Biyahoma 29 km có vùng đầm lầy và con sông chảy qua vùng đó có tên là Samliunopca. Vùng đầm lầy đó cũng dùng luôn tên này”.


Tranh vẽ chiến tranh Nga - Pháp (1812). 

Theo suy luận của Bogomolop: đầm lầy cách Biyahoma 29 km, ngày 1/11 Napoleon ở Biyahoma vậy thì 1 ngày sau đến Samliupo như sách nói xem ra có lý. Thêm nữa theo năm tháng trôi đi cái hồ rất có thể đã biến thành đầm lầy.

Bogomolop lại đi tìm hiểu xem trong hơn 100 năm đã có cuộc thăm dò nào chưa nhưng thu hoạch không bao nhiêu. Ông lại gửi thư cho các cơ quan liên quan nhưng đa số trả lời rằng không thể nói được. Chỉ duy nhất phòng bảo tồn của Cục quản lý thuộc chính quyền địa phương Xmolenxco cung cấp một ít tài liệu nói rằng: năm 1935 theo lệnh của Trưởng quân khu Xmolenxco, đơn vị công binh dưới sự chỉ huy của trung tá Xiavalie baxky đã từng tiến hành thăm dò tại vùng hồ này.

Đầu tiên họ đo độ sâu hồ. Tại độ sâu 5m cách mặt hồ, có một đống những vật giống như đá. Khi thả quả tạ xuống, nghe có tiếng như kim loại. Trưởng quan địa khu báo cáo với đại thần quốc vụ. Đại thần báo với Sa hoàng.

Sa hoàng Nicolai Đệ nhất chi ra 4000 rúp để đắp cao bờ quanh hồ rồi bơm hút nước. Về sau bờ đắp xong, nước bơm cạn thì hiện ra trước mắt mọi người chỉ là một đống đá. Cuộc tìm kiếm kết thúc.

Năm 1911 cũng có một cuộc tìm kiếm của công chúa Glatonop cùng những người tình nguyện địa phương nhưng cũng không thu được kết quả gì.

Cho đến nay, kho chiến lợi phẩm Napoleon được giấu ở đâu vẫn còn là điều bí ẩn chưa có lời giải.
Nguồn: nguoiduatin.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.