Chuyên mục
Bất chấp lệnh cấm, Qatar vẫn tiếp tục xuất khẩu gas
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bất chấp lệnh cấm, Qatar vẫn tiếp tục xuất khẩu gas

Thứ năm 08/06/2017 13:56 GMT + 7
Qatar là quốc gia xuất khẩu khí gas hóa lỏng hàng đầu thế giới. "Bạn hàng" lớn nhất của quốc gia này là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.



Không ít quốc gia Ả-rập đã cắt mối quan hệ ngoại giao với Qatar xoay quanh xung đột an ninh khu vực. Không dừng lại ở đó, các Tiểu vương quốc Ả-rập và Ả-rập Saudi đã cắt đứt giao thông đường bộ, hàng không và đường biển đến Qatar.

Qatar là quốc gia xuất khẩu khí gas hóa lỏng hàng đầu thế giới. "Bạn hàng" lớn nhất của quốc gia này là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Các Tiểu vương quốc Ả-rập (UAE) cũng nằm trong danh sách các nước nhập khẩu gas từ Qatar. Khí gas được chuyển sang UAE bằng đường ống dưới biển dài 364 km từ Ras Laffan (Qatar) sang Abu Dhabi (UAE) sau đó chuyển tiếp sang Oman.

Đường ống dẫn gas này có công suất lưu chuyển khoảng 57 triệu mét khối/ngày, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu gas của UAE.

Các điều khoản hợp đồng nhập khẩu gas giữa Qatar và UAE hiện vẫn là ẩn số, tuy nhiên một số nguồn tin cho hay mức giá mà UAE trả khá thấp so với thị trường. Mặc dù vậy vẫn chưa có dầu hiệu nào cho thấy Qatar ngừng xuất khẩu gas.

Bộ trưởng năng lượng Qatar cho biết "Chúng tôi không thể đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc. Chúng tôi phải làm theo nguyên tắc".

UAE cũng kỳ vọng những biến động về đối ngoại gần đây không làm ảnh hưởng tới thỏa thuận cung cấp năng lượng.

Ông Anwar Gargash, Bộ trưởng Bộ ngoại giao UAE cho biết, "Những thỏa thuận mua bán giữa UAE và Qatar đều dựa trên khung pháp lý. Tôi không kỳ vọng bất kỳ một hành động trả đũa nào xảy ra".

Hôm đầu tuần, Ả-rập Saudi và UAE cùng một số quốc gia khác đã cáo buộc Qatar ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, gây bất ổn trong khu vực. Tuy nhiên Qatar phản pháo cáo buộc trên và cho rằng tuyên bố này là vô căn cứ.

Cùng lúc đó, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết trong chuyến công du sang Trung Đông, các nhà lãnh đạo đã cảnh báo ông rằng Doha có thể đang tài trợ cho các "thế lực cực đoan".

Qatar là một trong những quốc gia xuất khẩu gas lớn nhất thế giới. Mỏ gas dồi dào của quốc gia này được phát hiện từ năm 1970 chiếm khoảng 14% trữ lượng gas toàn cầu, đứng thứ 3 sau Nga và Iran. Đặc biệt Qatar sở hữu mỏ gas lớn nhất thế giới ở North Field với trữ lượng khoảng 1.800 nghìn tỷ feet khối.

Công ty xuất khẩu gas quốc doanh Qatargas được thành lập từ năm 1984. Công ty này lần đầu tiên xuất khẩu gas sang Nhật Bản vào năm 1996 - thời kỳ đầu của cuộc bùng nổ kinh tế ở quốc gia này. Một số công ty năng lượng quốc tế như ExxonMobil, Total, Shell đều góp phần thay đổi ngành công nghiệp năng lượng ở Qatar.

Đồng thời, Qatar còn là quốc gia xuất khẩu dầu khí thuộc tổ chức OPEC chiếm khoảng 2% trữ lượng dầu thô của cả khối. Sản lượng khai thác dầu thô của Qatar đạt khoảng 656.000 thùng dầu/ngày.

Sự giàu có về khí đốt đã giúp Qatar trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Không chỉ lĩnh vực năng lượng, quốc gia này còn đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực bất động sản và một số tài sản khác trên toàn thế giới.

Tuy nhiên một số chuyên gia phân tích cho rằng với tiềm lực kinh tế như hiện tại vẫn chưa đủ mạnh để Qatar chống chọi lại với lệnh cấm vận về lâu về dài.

Hiện tại Qatar bắt đầu dự trữ thực phẩm do lo ngại nguồn thực phẩm nhập khẩu trong nước đang cạn kiệt. Quốc gia vùng Vịnh đang phải phụ thuộc lớn vào thực phẩm nhập khẩu phục vụ nhu cầu cho khoảng 2,5 triệu dân. Chính phủ Qatar xoa dịu nỗi lo của người dân bằng việc tuyên bố sẽ đảm bảo không để tình trạng thiếu lương thực xảy ra.

Cùng lúc đó, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn do nhiều hãng vận chuyển quốc tế cho biết họ sẽ không cập cảng Qatar nữa. Hãng vận chuyển bằng tàu container lớn nhất thế giới Maersk cho biết hãng này hiện không thể vận chuyển hàng sang Qatar.

UAE và Ả-rập Saudi đồng loạt tuyên bố sẽ không cho phép xuất khẩu hàng sang Qatar. Ai Cập thậm chí có thể ngăn chặn các tàu chờ hàng từ Qatar sang châu Âu đi qua kênh đào Suez mặc dù Cairo vẫn phải chịu ràng buộc bởi thỏa thuận quốc tế cho phép Qatar sử dụng kênh đào để vận chuyển hàng hóa.

Hiện tại, các tàu chở dầu thô xuất khẩu của Qatar đang phải đi qua vùng biển của Iran và Oman- hai quốc gia không áp dụng lệnh cấm lên Qatar để tránh bị ảnh hưởng.

Đức Quỳnh (Tổng hợp)
Nguồn: ndh.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.