Chuyên mục
Xuất khẩu gạo Việt Nam đã phụ thuộc thị trường Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Xuất khẩu gạo Việt Nam đã phụ thuộc thị trường Trung Quốc

Thứ hai 04/11/2013 13:10 GMT + 7
Tỷ lệ hợp đồng xuất khẩu chính phủ đang giảm mạnh, 9 tháng đầu năm 2011 chiếm 44% chỉ còn hơn 13% trong 9 tháng đầu năm 2013. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 1,76 triệu tấn, cùng với 1,2 triệu tấn theo đường tiểu ngạch, thị trường Trung Quốc chiếm tới gần 50% tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Hợp đồng xuất khẩu gạo chính phủ giảm
 
Những thị trường truyền thống các năm trước nhập khẩu thông qua kênh hợp đồng cấp chính phủ như Philippines chỉ nhập 353.000 tấn, chiếm 6,6% tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, giảm đến 66% so với cùng kỳ; Malaysia chỉ mua 348.000 tấn, chiếm tỷ lệ tương tự, giảm đến 36% so với cùng kỳ.
 
Khách hàng chính của Việt Nam là các thị trường nhập khẩu truyền thống thông qua kênh này như Indonesia, Philippines, Malaysia. Tuy nhiên, các nước này đang giảm nhập khẩu do họ ngày càng tăng khả năng tự túc lương thực cũng như tăng cường vai trò doanh nghiệp nhập khẩu gạo tư nhân, thay vì nhà nước như trước đây, theo ông Nguyễn Đình Bích, một chuyên gia về thị trường lúa gạo.
 
 
Lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 
Riêng, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất với 1,76 triệu tấn, chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ. Nhưng đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu qua kênh tư nhân.
 
Trao đổi tại một hội thảo về lúa gạo gần đây, ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA cho hay, nếu trong 2 tháng còn lại của năm Việt Nam không tiếp tục ký được hợp đồng cấp chính phủ nào thì nguy cơ Việt Nam sẽ không xuất khẩu đến 7 triệu tấn gạo như đã dự báo, đi cùng với đó là khó khăn của hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu gạo khi "chạy đua" chỉ tiêu kinh doanh cuối năm.
 
Phụ thuộc thị trường Trung Quốc
 
Theo thống kê của VFA, từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã mua khoảng 3 triệu tấn gạo của Việt Nam (tăng nửa triệu tấn so cả năm 2012), trong đó có 1,76 triệu nhập qua đường chính ngạch, 1,2 triệu tấn còn lại theo đường tiểu ngạch. 
 
Như vậy, đến thời điểm này lượng gạo xuất sang Trung Quốc chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
 
Ông Trương Thanh Phong, chủ tịch hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thừa nhận: “Nếu không nhờ xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, tình hình xuất khẩu gạo năm nay chưa biết sẽ xảy ra chuyện gì”.
 
Giải thích rõ hơn về thông tin này, ông Phong cho biết, năm nay, từ chỗ thừa lương thực đã dẫn đến giá gạo thế giới trong những tháng vừa qua tụt giảm rất nghiêm trọng, đặc biệt là Thái Lan, các nước như Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam cũng sụt 10 – 20%.
 
Điều này càng làm tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải rất cố gắng tìm kiếm, giành giật từng thị trường, từng khách hàng, nhiều lúc phải chấp nhận bán giá thấp, bán lỗ để có hợp đồng. 
 
Tuy nhiên, việc gạo ồ ạt vào thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch đã cho thấy những rủi ro như cạn nguồn cung lớn cho xuất khẩu chính ngạch. “Hiện nay các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chỉ còn trữ trong kho vài trăm ngàn tấn, có thể nói đã hết gạo để xuất khẩu chính ngạch với số lượng lớn”, ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt nói.
 
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, tiểu ngạch tăng chứng tỏ đầu ra vẫn tốt, kéo giá nội địa lẫn xuất khẩu tăng theo. Tuy nhiên, theo ông Đôn, xuất khẩu tiểu ngạch vẫn đầy những mối lo ngại như phía Trung Quốc có thể hủy hợp đồng.
 
Thứ hai, chất lượng gạo xuất sẽ giảm sút và khó kiểm soát. Hiện nay đã có một số trường hợp DN xuất tiểu ngạch đồng ý trộn gạo cấp cao với cấp thấp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu phía Trung Quốc. Vì vậy, vẫn phải kiểm soát xuất khẩu gạo tiểu ngạch.
 
Ông Trương Thanh Phong cũng cho rằng việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc thời gian qua bộc lộ khá nhiều rắc rồi như việc gian lận thuế xuất khẩu, xù hợp đồng, mua bán thiếu sự ràng buộc chặt chẽ. Có một số hợp đồng khai mua bán chính ngạch nhưng khi thực hiện lại xuất tiểu ngạch qua biên giới để gian lận thuế.
 

Hương My
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.