Chuyên mục
Việt kiều không còn lo mất quốc tịch
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt kiều không còn lo mất quốc tịch

Thứ bảy 17/05/2014 05:11 GMT + 7
Diễn biến thảo luận về Dự thảo Luật quốc tịch (sửa đổi) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16.5, hơn 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài không còn lo mất quốc tịch nữa.

Trong buổi thảo luận sáng nay, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thay mặt Chính phủ đọc tờ trình về Dự thảo Luật quốc tịch (sửa đổi). 

Theo tờ trình của Chính phủ, từ khi Luật quốc tịch (2008) có hiệu lực cho tới nay, chỉ có 6000 trên tổng số 4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đăng ký Quốc tịch. 

 
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương bỏ thời hạn
đăng ký quốc tịch.

Thảo luận trước đó của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều người lo ngại hơn 4 triệu người Việt ở nước ngoài có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu không đăng ký với cơ quan ngoại giao trước ngày Luật quốc tịch (sửa đổi) có hiệu lực, dự kiến từ ngày 1.7.2014.

Từ Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra Dự thảo Luật quốc tịch (sửa đổi), và đưa ra hai phương án giải quyết vấn đề này: kéo dài thời hạn đăng ký thêm 5 năm đến năm 2019 hoặc hủy bỏ thời hạn đăng ký quốc tịch đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó Ban Nội chính Trung ương cho rằng, cả hai phương án trên do Ủy ban Pháp luật đưa ra đều chưa thực sự thuyết phục. Nếu kéo dài thời gian, đến 2019 chúng ta sẽ phải sửa lại luật để gia hạn thêm và chưa chắc đã giải quyết vấn đề, nếu bỏ đăng ký thì sẽ không đạt được mục đích giải quyết tồn tại của lịch sử để lại và không tạo được căn cứ pháp lý phù hợp với Hiến pháp 2013.

Từ đó, ông Khánh đề nghị kết hợp hai phương án trên. Không bỏ thời hạn nhưng cũng không quy định cụ thể trong luật mà giao cho Chính phủ ban hành văn bản dưới luật để vừa đảm bảo thời gian lại vừa linh hoạt. Tuy nhiên, đề xuất giao cho Chính phủ của ông Khánh bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bác ngay sau đó.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các nước chấp nhận hai quốc tịch và các nước chỉ chấp nhận một quốc tịch để áp dụng khi sửa luật.

Ông Trần Văn Hằng – Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội lo lắng nếu không tiến hành sửa Luật, nhiều người Việt Nam sẽ mất quốc tịch, trở thành người không quốc tịch, không được bảo hộ công dân, nhất là đối với người Việt sống ở các nước có chung biên giới với Việt Nam. Hệ quả của nó có thể gây xáo trộn trong quản lý xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tán thành việc trình Dự thảo này ra trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 – Quốc hội khóa XIII tới đây theo quy trình rút gọn bởi Dự thảo này chỉ sửa hai điều và thời hạn đăng ký quốc tịch của người Việt ở nước ngoài theo Luật quốc tịch 2008 sắp hết. Bà Ngân đồng tình chọn phương án 2, bỏ thời hạn đăng ký quốc tịch đối với người Việt ở nước ngoài, nếu còn đăng ký thì phải cải tiến thủ tục để người dân đăng ký.

Kết luận lại vấn đề, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Nếu nước sở tại chỉ chấp nhận một quốc tịch và buộc công dân phải bỏ quốc tịch Việt Nam mới được nhập quốc tịch nước họ thì thôi nhưng nếu họ cho hai quốc tịch thì mình cảm ơn người ta vì có lợi cho đồng bào mình”.

Ông Hùng cũng cho biết, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương bỏ thời hạn đăng ký quốc tịch và đề nghị làm rõ và bổ sung thêm điều kiện nhập quốc tịch, thủ tục nào phiền hà thì bỏ đi để giúp người dân đăng ký quốc tịch được thuận lợi hơn.

Dự kiến, Luật quốc tịch sửa đổi sẽ được đưa ra trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa 13 tới đây và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2014. 


Tuấn Ngọc
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.