Chuyên mục
Về với Trường Sa là mệnh lệnh trái tim của hàng ngàn người con xa xứ!
BÌNH LUẬN
De nghi Bo Tu lenh Hai quan cung Uy Ban nguoi VN o nuoc ngoai to chuc tour cho ba con Viet Kieu, ai dang ki tham dao...

Về với Trường Sa là mệnh lệnh trái tim của hàng ngàn người con xa xứ!

Thứ bảy 16/05/2015 09:49 GMT + 7
Từ ngày 21 đến 28/04 vừa qua, nhân kỉ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đoàn đại biểu Đảng bộ ngoài nước tại Liên bang Nga, cùng với các đoàn Việt kiều tại nhiều nước đã có chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Đây là chuyến đi thường niên do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài kết hợp với các ban ngành liên quan tổ chức. Cùng có mặt trên con tàu HQ561 trong hải trình kéo dài 7 ngày đêm đến với quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc, ông Phạm Ngọc Trung - Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Voronezh, LB Nga đã chia sẻ những cảm xúc vẫn còn nóng hổi của mình sau chuyến đi "về nguồn" đầy ý nghĩa.

Về với Trường Sa là mệnh lệnh trái tim của hàng ngàn người con xa xứ!

Ngay sau khi nhận được thông báo từ phía Đại Sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga về chuyến đi này, ông Phạm Ngọc Trung đã viết đơn bày tỏ nguyện vọng với tư cách là một cựu chiến binh, một người con đất Việt xa quê muốn được đến với Trường Sa, thăm vùng lãnh hải thiêng liêng của tổ quốc. 

Từng là cựu binh tại chiến trường K, năm 1989, ông Trung cùng hàng trăm công nhân, trong đó có nhiều người là bộ đội phục viên đã tới thành phố Voronezh theo diện hợp tác lao động. Với sự biến động của thời cuộc, Liên Xô tan rã, vượt qua bao sóng gió, đến nay ông Trung là Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Voronezh, thành viên Phòng xã hội tỉnh Voronezh, là vị "đàn anh" thuộc thế hệ người Việt đầu tiên đến với thành phố này. Trong những năm qua, cộng đồng người Việt tại Voronezh dưới sự lãnh đạo của ông Phạm Ngọc Trung đã có nhiều hoạt động thiết thực hướng về trong nước, nhất là chương trình "Vì biển đảo quê hương". Do đó, khi có cơ hội, ông Trung xác định phải về với Trường Sa. Về với Trường Sa là về với Tổ quốc. Về với Trường Sa là mệnh lệnh trái tim của hàng ngàn người con xa xứ, trong đó có cá nhân ông. Chuyến đi ngắn nhưng đã thỏa ước mong và dư âm của nó vẫn còn "nóng hổi" sau chuyến đi qua câu chuyện của ông Trung kể lại.

Mang tình cảm của đồng bào ở nước ngoài tới quân dân trên quần đảo Trường Sa

Ngày 21/4, đoàn công tác số 6 với đại biểu của Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan Bộ Ngoại giao, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Bộ Tư lệnh Hải quân, Đoàn ca múa nhạc Quân đội và 36 kiều bào đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt trên tàu HQ561 bắt đầu hải trình từ cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh) đến với Trường Sa. Mỗi thành viên trên chuyến tàu HQ 561 đều xác định có một sứ mệnh thiêng liêng là đưa tình cảm của đồng bào trong nước và ở nước ngoài tới quân dân trên quần đảo Trường Sa. Đồng thời, đây là dịp để các đại biểu ghi nhận thực tế  cuộc sống và công cuộc bảo vệ chủ quyền biên cương hải đảo của quân dân Trường Sa, chuyển tải tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Hành trình kéo dài 7 ngày tuy ngắn ngủi, song đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối mỗi thành viên. Ở mỗi điểm thăm như  đảo Song Tử Tây, Nam Yết, Trường Sa Lớn, chứng kiến lãnh thổ lãnh hải tươi đẹp, hùng vĩ của tổ quốc khiến cho các kiều bào hân hoan và tự hào. Những buổi giao lưu văn nghệ diễn ra ấm áp tình quân dân, dạt dào tình cảm đồng bào xa xứ dành cho những người chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ đất trời nơi biên hải xa xôi. Tại đảo chìm Len Đao, chứng kiến cuộc sống của các chiến sỹ còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhưng tâm hồn luôn lạc quan và tin tưởng vào Đảng và Nhà nước, người cựu binh Phạm Ngọc Trung lại dấy lên niềm xúc động và mong muốn được đóng góp, chia sẻ nhiều hơn xây dựng biển đảo quê hương. Cùng với ban tổ chức chuyến đi, ông Trung và đoàn Việt kiều Nga đã có nhiều hoạt động ý nghĩa tại Trường Sa trong lần thăm này. Đoàn đã tới thăm khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài liệt sỹ tại đảo Trường Sa lớn, làm lễ cầu siêu cho các liệt sỹ đảo Gạc Ma. Đoàn cũng đã đến thăm hỏi, động viên và tặng quà quân dân trên đảo Trường Sa. 

Theo lịch trình, điểm cuối của hải trình là đến thăm nhà giàn DK1, song điều tưởng chừng đơn giản là lên thăm nhà giàn, được bắt tay, ôm hôn, thăm hỏi các chiến sỹ cũng đã không thực hiện được. Biển động. Tuy nhiên, chương trình giao lưu giữa đoàn công tác với chiến sỹ nhà giàn vẫn diễn ra, bất chấp điều kiện thời tiết không thuận lợi. Thông qua bộ đàm, những lời ca tiếng hát của chiến sỹ nhà giàn DK1 và tàu HQ 561 vang lên. Ai ai cũng nghẹn ngào và xúc động và đây là một trong những ấn tượng khó phai mờ. - Ông Trung nhớ lại.  Hình ảnh chiến sỹ DK1 phất cờ, vẫy tay chào đoàn công tác khi tàu HQ561 chạy một vòng xung quanh nhà giàn để trở về đất liền, cứ đọng mãi trong tâm trí mọi người. 

Người Việt xa quê “góp đá xây Trường Sa”

Trở lại Nga sau chuyến đi Trường Sa, màu da đen sạm vì gió biển, ông Phạm Ngọc Trung chia sẻ, Hội người Việt tại Voronezh trong thời gian tới sẽ triển khai kế hoạch gây quỹ “Vì biển đảo quê hương”. Trước đây, vào năm 2013, Hội sinh viên Voronezh đã kêu gọi và quyên góp được gần 450 USD cho chương trình “Góp đá cho Trường Sa”. Năm 2014, Hội người Việt tại Voronezh, hưởng ứng lời kêu gọi của Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, đã tổ chức tuần lễ gây quỹ “Vì biển đảo quê hương”. Số tiền bà con đóng góp được là hơn 15 nghìn USD. 

Dự kiến vào giữa năm 2015, ngoài chương trình gây quỹ "Vì biển đảo quê hương", Hội người Việt Nam tại Voronezh sẽ tổ chức các nội dung như triển lãm ảnh và tư liệu về biển Đông và tọa đàm về chủ quyền biển đảo trong cộng đồng. Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của bà con xa quê về Trường Sa – Hoàng Sa, hun đúc tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài.

Đoàn Việt kiều Nga trên tàu HQ 561

Giao lưu văn nghệ trên tàu HQ561

Giao lưu văn nghệ với nhà giàn DK1

Nhà giàn DK1 nhìn từ tàu HQ561

Tặng quà cho quân dân Trường Sa


Minh Tuấn / CTV VOV tại Moscow
Ảnh do nhân vật cung cấp
Nguồn: vov.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.