Chuyên mục
Tham nhũng 1.000 tỉ ở Agribank: Giám đốc mới học hết lớp 2
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Tham nhũng 1.000 tỉ ở Agribank: Giám đốc mới học hết lớp 2

Thứ sáu 23/10/2015 12:11 GMT + 7
Chiều 22/10, TAND TPHCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng 966 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh 6, TPHCM (Agribank chi nhánh 6).

Sau khi kết thúc phần đọc cáo trạng của đại diện VKS, phiên tòa tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo. Đứng trước vành móng ngựa, tất cả các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình và đồng ý với nội dung bản cáo trạng.

Các bị cáo trước vành móng ngựa

Tuy nhiên, một số bị cáo cho rằng, mình phạm tội là do phải làm theo các chỉ thị từ cấp trên. Bị cáo Phạm Hoàng Thọ (nguyên là Phó Giám đốc, Công ty TNHH Sản xuất - Xây dựng - Thương mại Thanh Phát) bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” cho biết, không hề có ý giúp sức mà chỉ làm công ăn lương nên phải làm theo sự chỉ đạo từ Dương Thanh Cường.

Bị cáo Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (SN 1980, nguyên nhân viên phòng tín dụng Agribank chi nhánh 6) thừa nhận sai sót trong quá trình làm việc nhưng không đồng ý với quy kết của bản cáo trạng khi cho rằng mình đã gây ra thiệt hại.

Nhiều bị cáo cho rằng, mình vi phạm vì làm theo sự chỉ đạo của "sếp"

Riêng đối với bị cáo Lê Thành Công (SN 1954, nguyên Tổng giám đốc Công ty Dệt Kim Đông Phương) không đồng ý một phần của bản cáo trạng khi bỏ nhiều vấn đề quan trọng ra ngoài. Đồng thời, bị cáo không chấp nhận tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Xét thấy số lượng bị cáo đông và có nhiều vấn đề rộng cần được làm rõ. HĐXX quyết định chia các bị cáo thành hai nhóm để dễ dàng cho việc xét hỏi.

HĐXX tiến hành xét hỏi đối với nhóm các bị cáo hoạt động tín dụng của Công ty Tấn Phát.

"Siêu lừa" Dương Thanh Cường

Bị cáo Dương Thanh Cường (SN 1966, nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát) cho biết, vào giai đoạn năm 2007, vì cần vốn làm ăn và gặp khó khăn tài chính nên đem lô đất 44 đường An Dương Vương và số 10 đường Âu Cơ ra để thế chấp với Ngân hàng Agribank chi nhánh 6 để lấy số tiền 170 tỉ đồng.

Bị cáo Thái Cường

Sau đó, bị cáo dùng thủ đoạn gian dối lấy giấy tờ của các lô đất trên đem qua Ngân hàng Phương Nam để thế chấp. Còn đối với bị cáo Thái Cường (SN 1969, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát) cho biết, công ty là do Dương Thanh Cường lập ra, mình chỉ là giám đốc trên danh nghĩa, mọi quyết định đều do Thanh Cường quyết định.

“Bị cáo chỉ mới học hết lớp 2, vì là bà con nên Thanh Cường thuê về để làm giám đốc, mỗi tháng trả cho tôi 8 triệu tiền lương. Thanh Cường là người quyết định mọi thứ, khi nào bảo tôi ký thì ký. Tôi hoàn toàn không biết gì”, bị cáo Thái Cường nói trước HĐXX.

Ngày mai, 23/10 phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi.

Nguồn: Dân Trí

“Siêu lừa” qua mặt ông Trầm Bê nẫng gần 34.000 lượng vàng

Bằng việc mang sổ đỏ thế chấp 2 nơi, “siêu lừa” Dương Thanh Cường đã vay rất nhiều tiền, vàng không những của Agribank – Chi nhánh 6, mà còn vay được của Ngân hàng Phương Nam - nơi ông Trầm Bê nắm giữ chức phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng.

“Siêu lừa” Dương Thanh Cường 2 lần qua mặt Trầm Bê và ngân hàng Phương Nam vay hàng trăm tỷ đồng và hàng chục ngàn lượng vàng.

“Siêu lừa” Dương Thanh Cường 2 lần qua mặt Trầm Bê và ngân hàng Phương Nam vay hàng trăm tỷ đồng và hàng chục ngàn lượng vàng.

“Siêu lừa” tung chiêu, Trầm Bê “dính” quả đắng

Tại phiên tòa “đại án” tại Agribank Chi nhánh 6 bị thiệt hại gần ngàn tỷ đồng, Dương Thanh Cường đã khai tình tiết liên quan tới ông Trầm Bê.

Theo Dương Thanh Cường, dù ông Trầm Bê tỏ ra “cao cơ” khi ông này ra điều kiện, muốn vay tiền của ngân hàng Phương Nam thì phải có thế chấp và “phải mua 38 ha đất của tại KCN Phước Hòa, tỉnh Long An”.

Trước ý kiến của ông Trầm Bê, Dương Thanh Cường đã chỉ đạo Thái Cường (giám đốc công ty Tấn Phát) ký văn bản mượn lại sổ đỏ lô đất 10 Âu Cơ (chủ quyền đất đứng tên công ty Đông Phương, hiện đang thế chấp để vay 130 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6). 

Được cho mượn lại sổ đỏ, Dương Thanh Cường chỉ đạo thuộc cấp làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất từ công ty Đông Phương sang Đông Phương Phát (cả 2 công ty này điều do Dương Thanh Cường lập ra).

Tiếp đến, Dương Thanh Cường qua mặt ông Trầm Bê trót lọt khi Dương Thanh Cường chỉ đạo Phạm Hoàng Thọ (phó giám đốc công ty Đông Phương Phát) ký hợp đồng tín dụng (số 033/05/2008) với ngân hàng Phương Nam vay 15.846 lượng vàng SJC thời hạn 1 năm.

Ngày 11/9/2008, hợp đồng vay vàng này được ký tất toán. Phi vụ vay của ngân hàng Phương Nam này được thế chấp chính sổ đỏ mang tên Đông Phương Phát (tức Đông Phương trước đây – tài sản thế chấp cho Agribank Chi nhánh 6 mà Dương Thanh Cường chỉ đạo thuộc cấp “mượn lại”).

Đáng lưu ý là khi Cơ quan điều tra xác minh, ngân hàng Phương Nam hoàn toàn không biết Dương Thanh Cường đã mang sổ đỏ 10 Âu Cơ này thế chấp trước đó cho Agribank Chi nhánh 6.

Thêm “phi vụ” qua mặt hoàn hảo

Cuối năm 2007, Dương Thanh Cường thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát (tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM). Dương Thanh Cường lập hồ sơ vay của Agribank Chi nhánh 6 700 tỷ đồng, tài sản thế chấp hoàn toàn bằng tài sản hình thành từ vốn vay là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh.

Từ ngày 4/12/2007 đến ngày 19/9/2008, Agribank Chi nhánh 6 đã giải ngân cho công ty Thanh Phát của Dương Thanh Cường vay 628 tỷ đồng bằng 16 giấy nhận nợ. Tài sản thế chấp là 23 sổ đỏ tại xã Phong Phú như nói ở trên.

Nhận “cục tiền to” từ Agribank Chi nhánh 6, Dương Thanh Cường biết dự án của mình không thể thực hiện được, vì ngày 3/4/2008, Ban quản lý khu Nam thành phố có công văn (số 335/BQLKN-KHĐT) trả lời là “Không thể chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng của công ty Thanh Phát). Cũng xin nhắc lại với bạn đọc là công văn này ban hành trước khi Dương Thanh Cường nhận 628 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6.

Ngày 10/4/2008, Dương Thanh Cường ký văn bản (số 19/CV/TP/2008) gửi Agribank Chi nhánh 6 mượn lại 23 sổ đỏ (đang thế chấp tại đây để vay 628 tỷ đồng) để “Trình UBND TP.HCM duyệt dự án”. Agribank Chi nhánh 6 đã chấp thuận và giao các sổ đỏ này.

Nhận 23 sổ đỏ xong, Dương Thanh Cường đem đến ngân hàng của ông Trầm Bê thế chấp để vay. Trong các ngày 23/4/2008, 31/5/2008 và 5/6/2009 và 1/10/2009, ngân ngân hàng Phương Nam đã giải ngân cho Cường số tiền là 270 tỷ đồng và 18 ngàn lượng vàng SJC.

Liên quan tới ngân hàng Phương Nam với cú lừa ngoạn mục của “siêu lừa” Dương Thanh Cường, cáo trạng cho rằng một số cán bộ của ngân hàng này cho Dương Thanh Cường vay số lượng lớn, khi chưa có dự án, tài sản thế chấp là đất nông nghiệp, chưa sang tên, hợp đồng không công chứng, không đăng ký giao dịch đảm bảo… Cơ quan điều tra tách ra khỏi vụ án (đang xét xử) để tiếp tục điều tra, xử lý sau.

Và, trong một diễn biến có liên quan tới 23 sổ đỏ mà “siêu lừa” Dương Thanh Cường thế chấp tại ngân hàng Phương Nam, ngày 19/3/2014, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng TP.HCM kết luận (tại thời điểm thế chấp) trị giá chỉ 127 tỷ đồng.

Và, điều đáng lưu ý là ngày 17/2/2014, Cơ quan điều tra đã ra quyết định thu giữ 23 sổ đỏ này (đang thế chấp  tại ngân hàng Phương Nam) – xác định đây là vật chứng của vụ án.

Dương Thanh Cường (SN 1966, hộ khẩu phường An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM), nguyên tổng giám đốc công ty cổ phần tập đoàn Bình Phát.

Ngày 27/6/1996 bị TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xử phạt 18 năm tù tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN”, 13 năm tù tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”, 10 năm tù tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đọat tài sản công dân”, 3 năm tù tội “Trốn thuế”. Tổng hợp hình phạt là 20 năm tù.

Ngày 11/8/1996, TAND tỉnh Tiền Giang xử phạt 10 năm tù tội “Đưa hối lộ”, tổng hợp với bản án của Bà Rịa-Vũng Tàu, buộc Dương Thanh Cường chấp hành 20 năm tù (ngày 1/2/2005 được đặc xá trước thời hạn).

Tại phiên tòa “đại án” của TAND TP.HCM đang xét xử, Dương Thanh Cường bị truy tố 2 tội danh là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt chiếm đoạt tài sản”. Bị bắt tạm giam ngày 2/10/2012.

Tân Châu
Nguồn: Tiền phong
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.