Chuyên mục
Ông Tập Cận Bình
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ông Tập Cận Bình "về quê" ăn Tết, ôn lại vết thương lòng

Thứ năm 05/03/2015 15:55 GMT + 7
Trung tuần tháng 2.2015, Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình "về quê" ăn tết Ất Mùi ở làng Lương Gia Hà (tỉnh Sơn Tây). Đó cũng là nơi ông ôn lại vết thương lòng, điều đã rèn dũa ông trở thành một lãnh đạo nhiều quyền lực nhất TQ.


Chủ tịch Tập Cận Bình thăm bà con ở "quê nhà thứ hai" Lương Gia Hà

Ông Tập Cận Bình "về quê" ăn tết tại làng Lương Gia Hà, nơi ông từng là cậu thiếu niên 15 tuổi phải “cải tạo lao động” vì là con trai của “một phần tử phản cách mạng” thời Cách mạng Văn hóa.  

Vết thương lòng lịch sử của ông Tập chính là cuộc Cách mạng văn hóa (1966-1976) do Mao Trạch Đông tiến hành, thanh trừng các “phần tử xấu” trong Đảng Cộng sản TQ (CPC), trong đó có ông Tập Trọng Huân, cha đẻ của ông Tập Cận Bình, bấy giờ đã giữ đến chức tương đương Phó thủ tướng.

Cha bị kỷ luật, con trai phải "cải tạo lao động" ở nông thôn

Ông Tập nói với dân làng, rằng ông “để quên con tim” ở Lương Gia Hà. Ít ai biết ông từng là một cậu thiếu niên gầy gò, xanh tái và vẻ mặt luôn căng thẳng khi lớn lên ở vùng bình nguyên tây bắc Trung Quốc này.

Trong cuốn hồi ký ông Tập viết năm 1998 khi đang làm cán bộ ở một tỉnh duyên hải, ông kể: “Khi đến vùng sông Hoàng lúc 15 tuổi, tôi rất sốt ruột và lúng túng. Khi rời sông Hoàng ở tuổi 22, mục đích đời tôi đã được xác định rõ ràng và tôi đầy tràn tự tin”.

Khi ông Tập tự khẳng định “luôn là đứa con của Vùng đất Vàng” trong cuốn sách hiếm này, ông không chỉ kể ông là một lãnh đạo gần dân, ngược với những cán bộ tham nhũng và đạo đức giả, khiến CPC đang phải đối diện một cuộc đổi mới chính trị và kiên quyết chống tham nhũng, 

Mà ông còn ám chỉ việc bố ông từng giữ vai trò trụ cột trong việc lập một tiền đồn ở Yan'an, nơi mà bảo tàng địa phương khẳng định là “căn cứ chính của cuộc cách mạng TQ và là “nơi chào đời của tân Trung Hoa”.

Bố ông Tập là Tập Trọng Huân được kết nạp Đảng năm 1928 khi mới 15 tuổi.

Ông Huân giúp lập căn cứ cách mạng ở Yan'an, nơi sau này đoàn quân Vạn lý trường chinh của Mao đến hoạt động hồi năm 1935.

Theo báo The Australian (Úc) Hồng vệ binh đáp ơn bằng cách cứu ông Huân khỏi bị chôn sống lúc 22 tuổi, sau một vụ mất đoàn kết nội bộ.

Rồi Mao nâng ông Huân lên hàng ngũ lãnh đạo cấp cao (hàm phó Thủ tướng, rồi làm phó chủ tịch quốc hội) dù sau khi đọc một báo cáo của ông hồi năm 1952, Mao nhận xét “ông ta tính nóng như lửa”.

Bé Tập chào đời năm 1953 ở huyện Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây. Trong 7 ủy viên Bộ Chính trị CPC, ông Tập Cận Bình là người duy nhất lớn lên trong điều kiện vật chất đầy đủ ở Trung Nam Hải, nơi sinh sống của những lãnh đạo cấp cao nhất TQ.

Nhưng sau đó, Tập lại phải trải qua những ngày “cải tạo lao động” cơ cực ở vùng nông thôn trong cuộc Cách mạng văn hóa.

Cho tới năm 9 tuổi, Tập vẫn được đi cùng cha, trên chiếc xe công dành cho ông Huân. Khi ấy, nhà của gia đình Tập chỉ là một căn phòng có diện tích 3 x 4 m (nay là nhà kho) ở Bắc Kinh, dù ông là con trai của một cán bộ cấp cao.

Nhưng từ năm 1962, ông Huân thất sủng vì ủng hộ việc xuất bản một cuốn sách được cho là có ý chỉ trích Mao. Ông bị Mao cách chức trưởng ban tuyên giáo. Ông Huân bị quản thúc tại gia tới năm 1978.


Bé Tập (trái) với em trai và cha Tập Trọng Huân 

"Con nhà quan" đến thời phải mặc quần vá

Trước khi con trai bị đưa về nông thôn, ông Huân bị dẫn đi diễu khắp thành phố, bị đấu tố tại sân vận động Công nhân ở Bắc Kinh, tấm bảng buộc tội treo ở cổ và đám đông tha hồ chửi mắng ông.

Đó là lý do ông Huân luôn giấu kín tâm trạng, trở nên một người say rượu và thỉnh thoảng bùng nổ cơn nóng giận lên con cái, theo lời kể của một người bạn thân của gia đình.

Đó cũng là lý do ông Tập đôi khi nói đùa, rằng ông chẳng bao giờ được gọi là “con ông cháu cha”.

Nhưng có lẽ đó là một sự may mắn: “lý lịch gia đình xấu” khiến Tập không được tham gia cuộc cách mạng văn hóa, và như các “con ông cháu cha” cùng thế hệ, ông Tập nói trải nghiệm ấy là cuộc thử thách về ý chí và cảm tình, giống những nhân vật anh hùng Liên Xô mà họ đọc ngấu nghiến.

Cậu Tập phải về Lương Gia Hà yên bình nhưng nghèo đói, nơi ngày nay ông gọi là “quê nhà thứ hai”, nơi người nông dân rất thích cậu thiếu niên khỏe mạnh.

Nói chuyện với báo Spiegel, các cụ cao tuổi ở làng còn nhớ “cậu học trò cao gầy từ thành phố về” năm 1969, chẳng mang gì nhiều ngoài một bao sách lớn. Tập sớm học ăn món bánh ngô hái từ ruộng.

Trong 7 năm ấy, cậu làm việc với những nhà nông, sống trong một cái hang đào vào lớp đất sét của sông Hoàng.


Một nhà hang ở Lương Gia Hà 

Dần dần, những nông dân chất phác cùng con sông dữ đã xây dựng nên người cán bộ sẽ nắm quyền lực tại một siêu cường hàng thứ nhì thế giới trong 10 năm tới.

Cậu Tập tham gia các trận đấu vật với dân địa phương và lao động chăm chỉ, vác những chiếc giỏ nặng đi khắp miền núi non hiểm trở.

Cậu phải mặc quần áo của các chị em gái, thậm chí phải bôi đen giày màu hồng của họ để không bị để ý.

Một bà chủ tiệm tạp hóa giấu tên ở cuối làng, còn nhớ “đồng chí Tập từng cùng tham gia sinh hoạt tập thể với thanh niên nam nữ trong làng, hát những ca khúc cách mạng”.

Bà kể: “Ông ấy cũng  từng mặc quần áo vá như chúng tôi. Ông ấy cao và khá đẹp trai, lúc ấy thật sự gầy chứ không mập như bây giờ”.

Cụ Lu Nengzhong 80 tuổi nhớ lại: “Chân cậu ấy khỏe lắm”. Một nông dân địa phương quen biết ông Tập từng mô tả "Ông Tập là người “chân thành và trung thực, dễ mến và gần gũi mọi người”, theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hồng Kông).

Cậu Tập trở thành một nguồn thông tin có giá trị nhờ có kiến thức. Cụ Lu kể: “Khi trú mưa, chúng tôi ngồi quây quần trong cái hang là nhà tôi và cậu ấy kể nhiều chuyện trước khi cùng con trai tôi lăn ra ngủ. Cậu ấy chẳng bao giờ cãi lộn với ai”. 

Anh Thái (tổng hợp)
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.