Chuyên mục
Ông lớn Alibaba thâu tóm Lazada, thị trường Việt được gì, mất gì?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ông lớn Alibaba thâu tóm Lazada, thị trường Việt được gì, mất gì?

Thứ bảy 16/04/2016 02:03 GMT + 7
Thương vụ đầu tư 1 tỷ USD của Alibaba vào trang web thương mại điện tử Lazada đã cho thấy sự hấp dẫn của thị trường Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Liệu thương vụ này ảnh hưởng như thế nào tới Lazada Việt Nam (một công ty con của Lazada) cũng như các đối tác và khách hàng trong nước?

Alibaba gần đây đã tuyên bố chi 1 tỷ USD để mua cổ phần kiểm soát Lazada, gian hàng trực tuyến đang phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á hiện nay. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi cho tương lai của Lazada trong bối cảnh thị trường bán lẻ đang có nhiều biến động.

Liệu thương vụ này ảnh hưởng như thế nào tới Lazada Việt Nam (một công ty con của Lazada) cũng như các đối tác và khách hàng trong nước?

Thông tin trên Bizlive, có thể chắc chắn rằng, với tiềm lực mạnh mẽ của Alibaba, Lazada sẽ phát triển hơn nữa với chất lượng dịch vụ và tốc độ được nâng cao.

Đồng thời, ngành thương mại điện tử Việt Nam cũng sẽ theo đà phát triển mà tự nâng cao chất lượng, cải thiện tốc độ giao hàng cũng như chuyên nghiệp hóa dịch vụ.

Ngoài ra, kinh nghiệm của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng sẽ là một yếu tố đáng để các đối thủ Việt Nam học hỏi.

“Việc tận dụng bí quyết và công nghệ độc đáo của Alibaba sẽ cho phép chúng tôi nhanh chóng cải thiện các dịch vụ có sẵn trên Lazada và mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm thật dễ dàng", Max Bittner – Giám đốc điều hành Lazada cho biết thêm.

Không chỉ chất lượng dịch vụ của các trang web mua sắm trực tuyến được cải thiện, mà quan trọng hơn người tiêu dùng Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn hàng phong phú và giá rẻ.

Khỏi phải nói, Alibaba hiện đang là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc với hàng triệu giao dịch mỗi ngày.

Sau khi thâu tóm, Lazada chắc chắn Alibaba sẽ tận dụng lợi thế giao hàng nhanh của trang web này tại Việt Nam để cung cấp nguồn hàng khổng lồ.


Tỷ phú Jack Ma- Ông chủ của Alibaba.

Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn là thị trường lớn của hàng ngoại nhập trong khi các công ty nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng cũng như giá thành của người tiêu dùng. Ngược lại, Alibaba lại đang mạnh về các mặt hàng phong phú, đặc biệt là hàng điện tử Trung Quốc siêu rẻ và đa dạng.

Dư luận lo ngại, trong bối cảnh hàng nội địa đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các mặt hàng ngoại nhập trong đó có hàng Trung Quốc, thì việc Alibaba kiểm soát Lazada có thể sẽ khiến doanh nghiệp Việt Nam chịu sức ép lớn hơn.

Với lượng người dùng khá lớn của Lazada tại Việt Nam, bất kỳ “ông lớn” nào đứng đằng sau trang web cũng có thể gây ảnh hưởng tới thị trường đặc biệt là một nhà đầu tư Trung Quốc.

Alibaba, có đối tượng khách hàng không chỉ là các cá nhân mà còn cả các doanh nghiệp, nhà sản xuất, các kênh phân phối với sức ảnh hưởng khá lớn. Nếu như trước đây, tầm ảnh hưởng của Alibaba tại Việt Nam còn rất nhỏ thì giờ đây, dựa vào Lazada, tốc độ này hoàn toàn có thể đẩy rất nhanh.

Từ đó, lượng hàng hóa Trung Quốc có mặt tại thị trường Việt Nam sẽ tăng lên “chóng mặt”, thậm chí, có nguy cơ đè bẹp các sản phẩm trong nước.

Trao đổi với VnReview, đại diện Lazada Việt Nam cho biết công ty "vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh một cách độc lập theo chiến lược chung của tập đoàn, đồng thời cân nhắc cho phù hợp với từng thị trường cụ thể". Và với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại thị trường Việt Nam, Lazada tin tưởng vào tiềm năng phát triển và cam kết  tiếp tục đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển hệ sinh thái thương mại điện tử tại đây và hơn thế nữa.

Trước ý kiến lo ngại rằng liệu Alibaba sẽ mang nhiều hàng hơn của Trung Quốc đến bán tại Việt nam và khu vực Đông Nam Á. Nhận định về vấn đề này, Lazada Việt Nam cho biết: "Thương vụ đầu tư này sẽ mang lại cho công ty cơ hội học hỏi từ Alibaba- trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới, điều đó sẽ giúp Lazada mang đến dịch vụ tốt hơn cho cả khách hàng và đối tác tại Việt Nam. Đồng thời, kế hoạch này cũng sẽ đẩy nhanh mục tiêu mang lại cho khách hàng Việt Nam cơ hội tiếp cận danh mục sản phẩm đa dạng và độc đáo từ khắp thế giới, không chỉ từ Trung Quốc, lên sàn giao dịch Lazada".

Lazada hiện là kênh thương mại điện tử lớn nhất ở Việt Nam, thu hút nhiều đối tác lẫn người dùng. Tuy nhiên, số tiền mà công ty mẹ và các nhà đầu tư bỏ ra để duy trì và phát triển hệ thống bán lẻ trực tuyến này cũng không nhỏ. Thứ mà Lazada và nhiều hệ thống thương mại điện tử tại Việt Nam đang đối mặt chính là lòng tin và thói quen thanh toán của người tiêu dùng bản địa. Bản thân Lazada cũng từng chia sẻ rằng, hiện họ đang tập trung rót vốn dài hạn chứ không có lãi trong ngắn hạn, cuộc đua thương mại điện tử không chỉ đơn giản là cuộc đua về tiền bạc mà còn là thử thách của sự bền bỉ với thị trường.

Ngoài Lazada, hiện nay nhiều hệ thống bán lẻ trong nước bao gồm cả bán lẻ trực tuyến và bán lẻ truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị rao bán hoặc sát nhập. Tuy nhiên, đến nay Lazada Việt Nam và các hệ thống bán lẻ lớn như FPTShop, Adayroi... vẫn tiếp tục phủ nhận các tin đồn trên bằng sự tồn tại của họ trên thị trường. Không những vậy, gần đây Lazada còn tung ra phiên bản di động để bắt kịp xu hướng "Thương mại di động" mà hãng đang tiếp cận.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)
Nguồn: doisongphapluat.com
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.