Chuyên mục
Những điều chưa biết về AirAsia và chuyến bay QZ8501
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Những điều chưa biết về AirAsia và chuyến bay QZ8501

Thứ hai 29/12/2014 06:24 GMT + 7
Được đánh giá là hãng hàng không có “lịch sử bay an toàn tuyệt đối”, nhưng hôm nay (28/12), AirAsia đã bất ngờ gặp phải sự cố chuyến bay mang số hiệu QZ 8501 mất tích sau 41 cất cánh từ Indonesia.

Dưới đây là những thông tin liên quan tới hãng hãng không AirAsia và chuyến bay mất tích QZ 8501 của tờ Independent:

Ra đời sau thảm họa khủng bố 11/9

AirAsia là một trong những hãng hàng không hoạt động thành công nhất tại Malaysia, tạo nên thương hiệu hàng không giá rẻ với mật độ chuyến bay dày đặc tại khu vực đông dân nhất thế giới. 

Ra đời năm 2001 sau thảm họa khủng bố 11/9/2011 tại Mỹ, AirAsia thuộc quyền quản lý của doanh nhân Malaysia Tony Fernandes. Ông Fernandes còn là chủ sở hữu câu lạc bộ bóng đá Queen’s Park Rangers và ông chủ chuỗi khách sạn giá rẻ Tune. 

AirAsia Được được đánh giá là hãng hàng không có “lịch sử bay an toàn tuyệt đối”. 

Trước đây, các hãng hàng không quốc gia như Malaysia Airlines và Garuda Indonesia từng thống trị khu vực Nam Đông Á. Tuy nhiên, với Air Asia và cả đối thủ cạnh tranh Tiger, họ có cách thu hút hành khách cho riêng mình khi đưa ra mức giá vé rẻ hơn. 

Khi tuyến đường bay dài giữa London và Kuala Lumpur buộc phải ngừng hoạt động do thất thu doanh số, Air Asia đã chuyển sang kinh doanh mạng lưới hàng không trong khu vực. 

Dù đặt trụ sở tại thành phố Kuala Lumpur, nhưng giống như hãng hàng không easyJet, Air Asia hoạt động trên mọi tuyến đường bay trong khu vực. 

Việc không có “Hiệp ước Bầu trời mở” như châu Âu, hãng hàng không Air Asia đã xây dựng cho mình hàng loạt chi nhánh như AirAsia Thái Lan và Indonesia AirAsia. Đây cũng chính là khởi nguồn của số hiệu chuyến bay QZ 8501.

AirAsia và AirAsia Indonesia khác gì nhau?

Nhiều người vẫn nghe thấy báo chí nói rằng chiếc máy bay Airbus A320-200 thực hiện chuyến bay QZ8501 là của Indonesia một số khác lại chỉ nói QZ8501 là của AirAsia. Vậy điều này khác gì nhau? 

Thực chất, đó vẫn chỉ là AirAsia nhưng khi thành lập chi nhánh ở Indonesia, do luật pháp nước này quy định mọi công dân Indonesia phải nắm giữ ít nhất 50% cổ phần của một hãng hàng không nào đó đặt cơ sở tại Indonesia. Chính vì thế, AirAsia chỉ nắm giữ 49% cổ phần của công ty thực hiện chuyến bay QZ8501, phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư Indonesia. Mọi chi nhánh địa phương, liên doanh mang tên AirAsia đều phải hoạt động theo mô hình, tiêu chuẩn và nguyên tắc chung của tập đoàn này.

AirAsia áp dụng cơ chế liên doanh này với nhiều hãng hàng không khác nhau như Malaysia AirAsia, Philippines AirAsia và AirAsiaX (hãng chuyên thực hiện các chuyến bay quốc tế đường dài). 

Với hành khách, hầu như không ai nhận ra bất cứ sự khác biệt nào giữa 8 chi nhánh, liên doanh khác nhau của AirAsia.

AirAsia có liên quan gì đến Malaysia Airlines?

Ngoài việc 2 hãng này có điểm chung là đều có một chiếc máy bay bị mất tích trong năm 2014, hoạt động trong khu vực Đông Nam Á và có trụ sở chính ở Malaysia thì chúng chẳng có liên hệ gì với nhau.

AirAsia có thực sự "an toàn"?

Theo các hồ sơ an toàn bay của nhiều tổ chức độc lập trên thế giới thì kể từ khi ra đời năm 2001 đến nay, AirAsia chưa gặp bất cứ một sự cố nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, năm 2007, các chuyến bay của AirAsia vẫn bị cấm hoạt động ở EU do lo ngại về vấn đề an toàn. Lệnh cấm này đã được dỡ bỏ năm 2010.

Thông tin liên quan tới chuyến bay mất tích 

QZ 8501 khởi hành từ thành phố lớn thứ hai tại Indonesia, Surabaya vào lúc 5h20 (giờ địa phương). Theo dự kiến, sau 2 giờ 10 phút, chuyến bay sẽ hạ cánh xuống sân bay Changi, Singapore. 

Chuyến bay này chở theo 155 hành khách, 2 phi công, 1 kỹ sư máy bay và 4 thành viên phi hành đoàn. Sau 41 phút bay tính từ lúc cất cánh, Trạm Kiểm soát không lưu Indonesia đã mất liên lạc với chuyến bay QZ 8501. 

Theo nhiều báo cáo, trước khi mất tích, phi công đã đề nghị được chuyển đường bay “bất thường”. Những dữ liệu lưu tại Trạm Kiểm soát không lưu cho thấy phi công điều khiển chuyến bay QZ 8501 muốn đổi đường bay để tránh một cơn giông. 

Máy bay Airbus A320

Chuyến bay QZ 8501 sử dụng chiếc máy bay Airbus A320 được chuyển giao cho Indonesia Air Asia vào năm 2008. Tính đến nay, nó đã hoạt động được 6 năm. Chuyến bay đầu tiên của mẫu máy bay A320 được thực hiện vào năm 1987 và được nhiều hãng hàng không trên thế giới tin dùng bao gồm cả easyJet và British Airways. 

A320 được đánh giá là loại máy bay hoạt động độ an toàn cực cao. Bởi từ khi ra đời, mới chỉ có 7 sự cố liên quan tới A320. Vụ tai nạn gần nhất của A320 là tại Honduras cách đây 6 năm.

Hiện trường tai nạn chuyến bay MH17 hồi tháng 7 của Malaysia Airlines tại miền đông Ukraine. (Ảnh minh họa) 

3 thảm họa hàng không trong năm 2014

QZ8501 là chuyến bay thứ ba gặp phải sự cố đặc biệt nghiêm trọng trong năm nay của hãng hàng không Malaysia. Đầu tiên là chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã bị mất tích trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh ngày 8/3. 

Tiếp đó, tới ngày 17/7, chuyến bay MH17 cũng của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi tại khu vực miền đông Ukraine. Cả 2 vụ tai nạn máy bay trên đều chưa có câu trả lời chính thức về nguyên nhân dẫn tới thảm họa. Do đó, không loại trừ QZ 8501 cũng sẽ lặp lại kịch bản này. 

Dù các nhân viên cứu hộ có thể tìm thấy hành khách nào sống sót trên chuyến bay QZ8501 hay không, năm 2014 vẫn được xem là một năm tồi tệ nhất đối với ngành hàng không dân sự trong thập niên này. 

Lời giải thích của các nhà điều tra 

Những vụ máy bay mất tích trong khi đang trên hành trình bay vốn được xem là điều bất thường. Và một trong những nguyên nhân mà các nhà điều tra thường chú ý tới đầu tiên là lý do thời tiết xấu. Tuy nhiên, với chuyến bay QZ8501, các nhà điều tra sẽ còn phải tính tới rất nhiều kịch bản khác khi mà yếu tố thời tiết dường như đã bị loại bỏ. 

Ngân sách cho đảm bảo an toàn

Tới nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy Air Asia hay bất cứ hãng hàng không giá rẻ nào không thực hiện cam kết an toàn. Ngoài ra, cho tới thời điểm này, AirAsia vẫn là hãng hàng không có “lịch sử bay an toàn tuyệt đối”. 

Tổng hợp toàn bộ diễn biến vụ máy bay AirAsia mất tích

Các máy bay tham gia tìm kiếm chuyến bay QZ8501 mất tích của AirAsia đã phải ngừng hoạt động do trời tối và thời tiết xấu nhưng một số tàu thuyền vẫn tiếp tục công việc với hy vọng tìm ra manh mối.

Mất tích sau 42 phút cất cánh

Vào lúc 10h30, ngày 28/12, hãng hàng không AirAsia xác nhận chuyến bay QZ8501 khởi hành từ Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia đi Singapore chở theo 162 người đã mất tích, sau 42 phút phút cất cánh và đang bay ổn định ở độ cao 32.000 feet. 

Ra đời năm 2001 sau thảm họa khủng bố 11/9/2011 tại Mỹ, AirAsia thuộc quyền quản lý của doanh nhân Malaysia Tony Fernandes.

Ông chủ hãng hàng không AirAsia, Tony Fernandes. 

Trước khi biến mất, phi công điều khiến chuyến bay QZ8501 đã đề nghị được thay đổi lộ trình bay thông thường vì lý do thời tiết đồng thời tăng độ cao lên 38.000 feet do trời nhiều mây và thời tiết xấu. Khi bị mất tích, QZ8501 vẫn đang trong vùng kiểm soát của Không lưu Indonesia (ATC).

Theo tính toán của các chuyên gia, chiếc máy bay QZ8501 chỉ có đủ nhiên liệu để bay thêm được khoảng 4 giờ kể từ thời điểm mất liên lạc.

Theo trang web chuyên theo dõi thông tin về các chuyến bay Radar 24, chuyến bay QZ8501 mất liên lạc với kiểm soát không lưu vào lúc 7h24 sáng ngày 28/12 (theo giờ địa phương) khi đang ở trong khu vực vịnh Kumai nằm giữa Indonesia và Malaysia.

Phi công chính của chuyến bay QZ8501 là người rất nhiều kinh nghiệm với 6.100 giờ bay an toàn. Phi công phụ cũng có 2.275 giờ bay.

Tiếp viên  Oscar Desano (bên phải) được cho là một trong những người có mặt trên chuyến bay mất tích QZ8501.
 
Chuyến bay QZ8501 chở theo 155 hành khách bao gồm 138 người lớn, 16 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh cùng 2 phi công, 4 tiếp viên và 1 kỹ sư máy bay. 

Danh sách những người có mặt trên chuyến bay gồm:
1 người Singapore
1 người Malaysia
3 người Hàn Quốc
157 người Indonesia

Airbus A320 siêu an toàn

Chuyến bay bị mất tích QZ8501 sử dụng loại máy bay Airbus A320-200 với sức chứa 180 hành khách với số đăng ký là PK-AXC. 

Theo hãng Airbus, chiếc máy bay mất tích đã được chuyển tới hãng hàng không AirAsia vào tháng 10/2008 và đã hoạt động được 6 năm. Chiếc máy bay này đã thực hiện khoảng 23.000 giờ bay trên 13.600 chuyến bay. Lần bảo dưỡng định kỳ gần nhất của chiếc máy bay này là vào ngày 16/11/2014.

Chuyến bay bị mất tích QZ8501 sử dụng dòng máy bay A320 được đánh giá hoạt động vô cùng an toàn. (Ảnh minh họa)

Airbus cho biết toàn thế giới, hiện có 3.606 chiếc A320 đang hoạt động. Trong đó, các dòng máy bay A319 và A321 cũng thuộc mẫu A320. Chúng đều là những loại máy bay có độ an toàn bay cực cao. Tỷ lệ tai nạn với dòng máy bay là 0,14/1 triệu lần cất cánh, theo nghiên cứu an toàn của Boeing hồi tháng Tám. 

Chuyến bay đầu tiên của mẫu máy bay A320 được thực hiện vào năm 1987 và được nhiều hãng hàng không trên thế giới tin dùng bao gồm cả easyJet và British Airways. 

Được đánh giá là loại máy bay hoạt động độ an toàn cực cao, từ khi ra đời, mới chỉ có 7 sự cố liên quan tới A320. Vụ tai nạn gần nhất của A320 là tại Honduras cách đây 6 năm.

Tìm kiếm và cứu nạn

AirAsia đã thiết lập đường dây nóng khẩn cấp để cung cấp thông tin cho thân nhân, bạn bè của những người được cho là có mặt trên chuyến bay. Số máy đường dây nóng là: +622129850801.

Tại các sân bay của Indonesia và Singapore, thân nhân của các hành khách có mặt trên chuyến bay mất tích đã ùn ùn kéo tới các phòng chờ ngóng tin người thân. Trong đó, nhiều người đã không thể cầm được nước mắt và liên tục gọi điện thoại. 

Máy bay C-130 của Không quân Singapore làm nhiệm vụ tìm kiếm QZ8501. 

Bộ trưởng Giao thông Indonesia Ignasius Jonan cho biết công tác cứu hộ hiện có sự tham gia của quân đội Indonesia, cơ quan cứu hộ và tìm kiếm quốc gia cùng các lực lượng từ Singapore và Malaysia.

Ông Hadi Mustofa Djuraid - quan chức thuộc Bộ GTVT Indonesia nhận định, chiếc máy bay Airbus A320-200 đã gặp nạn ở đâu đó trong khu vực biển Java, nằm giữa Kalimantan và đảo Belitung.

Tờ Time dẫn lời của người phát ngôn lực lượng Không quân Indonesia cho biết, hiện nay, Không quân đã cử 3 máy bay quân sự, trong đó có 1 máy bay trinh sát và theo dõi, cất cánh ra khu vực chuyến bay QZ8501 mất tích để thực hiện chiến dịch tìm kiếm.

Hãng tin AP cũng cho biết, Không quân và Hải quân Singapore đã cử 2 chiếc C-130 lên đường đến khu vực này.

Tuy nhiên, tới tối ngày 28/12,  lực lượng tìm kiếm gồm các máy bay và tàu thuyền vẫn chưa thu được bất cứ thông tin nào liên quan tới chuyến bay QZ8501 mất tích. 

Do ảnh hưởng từ các đám mây dày đặc cùng gió mạnh và sấm chớp, toàn bộ máy bay tham gia cứu hộ đã buộc phải ngừng hoạt động và tiếp tục nhiệm vụ vào sáng thứ Hai (29/12). Song, một số tàu thuyền vẫn sẽ tiếp tục công tác tìm kiếm ngay trong đêm.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hiện đang đi nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới cùng gia đình Hawaii cũng đã nhận được những báo cáo liên quan tới chuyến bay mất tích của AirAsia. Nhà Trắng còn khẳng định sẵn sàng hỗ trợ công tác tìm kiếm và cứu nạn chiếc máy bay mất tích. 

Tin đồn

Trước đó, tờ Kompas của Indonesia đưa tin, một số ngư dân thông báo họ nhìn thấy một chiếc máy bay nghi là chuyến bay QZ8501 đã  lao xuống một hòn đảo nhỏ ở Belitung, nằm giữa Java và Sumatra. 

Phóng viên của tờ The Guardian (Anh) hiện đang có mặt tại Belitung cho biết, Sở cảnh sát biển ở Đông Belitung đang tích cực liên hệ với phía ngư dân để xem có chiếc tàu cá nào hoạt động gần khu vực hòn đảo này và nhờ tìm hiểu, xác minh vụ việc.

Trong khi đó, J. A. Barata - đại diện của Bộ Giao thông Indonesia cho hay Bộ này đang tiến hành xác minh tin báo chuyến bay QZ8501 đã kịp hạ cánh khẩn cấp xuống một địa điểm hoang dã ở phía Đông đảo Belitung. 

Người thân của hành khách trên QZ8501 ngóng chờ tin người thân. 

J. A. Barata - đại diện của Bộ Giao thông Indonesia cho biết: "Hiện nay chúng tôi đang ở Trung tâm kiểm soát và xử lý khủng hoảng ở thủ đô Jakarta và chưa nhận được bất cứ một tin báo nào tương tự như thế. Tuy nhiên, theo những dữ liệu mà chúng tôi có được thì có vẻ như các đồng nghiệp của chúng tôi ở Surabaya đã biết về việc này. Hiện chúng tôi vẫn tiếp tục xác minh thông tin".

Theo Tân Hoa Xã, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cho biết khả năng chuyến bay QZ8501 đã bị rơi. 

“Chúng tôi chưa nhận được bất cứ thông tin nào cho thấy chiếc máy bay đã bị rơi”, ông Kalla phát biểu trong cuộc họp báo trên truyền hình chiều ngày 28/12. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Liow Tiong Lai đã lên tiếng phủ nhận những tin đồn cho rằng nhóm cứu hộ đã tìm thấy các mảnh vỡ và xác định được vị trí rơi của QZ8501.  

Giả thuyết về sự mất tích

Chuyến bay QZ8501 mất tích khi đang ở trên độ cao hành trình. Tuy nhiên, đây được xem là giai đoạn bay an toàn nhất đối với các chuyến bay. Bởi từ năm 2004 – 2013, dữ liệu an toàn được Boeing công bố hồi tháng Tám cho thấy chỉ 10% các vụ tai nạn xảy ra khi máy bay đang ở trên hành trình bay. 

Trực thăng của Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm QZ8501. 

Di chuyển qua khu vực thời tiết xấu như gặp phải sấm sét cũng có thể là yếu tố khiến QZ8501 mất tích. Tuy nhiên, các máy bay của Airbus lại vô cùng hiện đại và có thể tự điều chỉnh để cân bằng hướng gió hoặc các yếu tố xấu từ thời tiết. Song không loại trừ khả năng này bởi hồi năm 2009, chuyến bay AF447 của hãng hàng không Air France bằng máy bay A330 đã gặp nạn trên Đại Tây Dương do thời tiết xấu. 

Một nguyên nhân khác là do độ kim loại bị bào mòn dưới tác động của việc tăng áp và hạ áp trong lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên, yếu tố này dường như bị loại trừ, bởi chiếc A320 thực hiện chuyến bay mới chỉ hoạt động có 6 năm. 

Một năm 3 thảm họa hàng không

QZ 8501 là chuyến bay thứ ba gặp phải sự cố trong năm nay của hãng hàng không Malaysia. Đầu tiên, là chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines trên chiếc Boeing 777-200ER chở 239 người đã biến mất khỏi màn hình radar một cách bí ẩn kể từ ngày 8/3 trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. 

Theo đó, tất cả hệ thống thông tin liên lạc với mặt đất trên máy bay bị tắt trước khi chiếc Boeing 777-200ER chuyển hướng đến Ấn Độ Dương. Chính quyền Malaysia cho biết MH370 rơi ở vùng biển nam Ấn Độ Dương và không ai sống sót, nhưng đến nay, họ vẫn không thể tìm ra tung tích máy bay này.

Những mảnh vỡ còn sót lại của chuyến bay MH17. 

Tiếp đó, tới ngày 17/7, chuyến bay MH17 trên chiếc Boeing 777-200ER cũng của Malaysia Airlines đã bị bắn rơi tại khu vực miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 283 hành khách cùng 15 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine, ông Anton Gerashchenko tuyên bố chiếc máy bay bị bắn rơi ở độ cao 10.000 m bằng tên lửa đất đối không Buk và cáo buộc phe ly khai là thủ phạm. 

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga báo cáo ra đa đã phát hiện hệ thống tên lửa Buk của Ukraine hoạt động trong khu vực đúng thời điểm chiếc máy bay Malaysia rơi xuống. Còn Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhận định chiếc máy bay bị tên lửa bắn hạ, và có những "bằng chứng tin cậy" cho thấy tên lửa Buk được phóng từ địa điểm thuộc quyền kiểm soát của quân ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine. 

Minh Thu (tổng hợp)
Nguồn: Infonet
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.