Chuyên mục
Ngôi nhà cổ bạc tỷ của quan đại thần triều Nguyễn
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ngôi nhà cổ bạc tỷ của quan đại thần triều Nguyễn

Chủ nhật 22/06/2014 13:59 GMT + 7
Ở thị trấn Ba Đồn (Quảng Bình) có hàng trăm ngôi nhà cổ theo kiểu nhà rường nhưng độc đáo nhất là nhà của ông Hoàng Kim Xán, cha đẻ một viên quan đại thần triều Nguyễn.

 

Chủ nhân của ngôi nhà cổ có tuổi đời gần 200 năm nhà là ông Nguyễn Xuân Cúc, nguyên là cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Bình. Theo ông Cúc, ngôi nhà này được bác ruột ông mua lại từ con cháu của vị quan đại thần triều Nguyễn ở huyện Quảng Ninh với giá 200 đồng Đông Dương rồi tháo toàn bộ đem ra vị trí hiện nay để dựng lại từ năm 1932

 

Ông Cúc khẳng định, chủ cũ của ngôi nhà này là ông Hoàng Kim Xán, người từng giữ chức Bố chánh tỉnh Khánh Hoà dưới thời vua Gia Long (tức Nguyễn Ánh) và Minh Mạng. Con ruột của ông Xán chính là Đại thần Hoàng Kế Viêm, con rể vua Minh Mạng, từng giữ chức Lang Trung Bộ lại, Thượng Thư trong triều đình dưới thời các vua Thiệu Trị, Tự Đức, Hàm Nghi... và sau này là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trước khi về quê ở Văn La (xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh) nghỉ hưu, ông Hoàng Kim Xán này đã cho xây dựng căn nhà này cùng với hai ngôi nhà phụ khác. Tất cả có 3 gian nhà về sau được ông nội ông Cúc mua lại từ con cháu của vị quan này. Trong ảnh: Tấm biển gỗ có tuổi đời gần 200 năm ghi 3 chữ "Lạc Thiện Đường", nghĩa là nơi an lạc của những người có thiện tâm

 

Xuất thân ngôi nhà vốn là của một vị quan đứng đầu một tỉnh và là cha đẻ của Phò mã đương triều nên ngôi nhà đươc thiết kế theo kiểu "tiền khách hậu chủ". Phía trước nhà dành để tiếp đãi khách khứa, phía sau là để gia chủ nghỉ ngơi. Trong ảnh: Vách gỗ ngăn theo chiều dọc để phân biệt khu các khu vực "tiền" và "hậu" của ngôi nhà.

 

Theo ông Nguyễn Xuân Cúc, ngôi nhà được thiết kế theo kiểu 3 gian 2 chái, "thượng chua hạ chát" (trên làm bằng gỗ chua, dưới gỗ gõ). Mùa đông, chỉ cần đóng hệ thống cửa lại là không khí bên trong rất ấm, mùa hè thì ngược lại rất mát mẻ khác biệt. Chênh lệch nhiệt độ trong nhà với ngoài trời luôn ở mức lệch 10 độ C.

 
Bên trái ngôi nhà vẫn còn dấu tích của "bể cạn" dùng để chứa nước theo kiểu nhà xưa. Năm 1937, sau khi bác ruột ông Cúc mất thì người bác gái đã bán lại cho gia đình ông với giá 5.000 đồng.

 
Toàn bộ phần gỗ của mái nhà đều làm bằng gỗ chua. Tất cả gỗ của phần mái và phần cột, kèo, xà... đều là gỗ tốt có tuổi đời hàng trăm năm mà mối mọt không thể xâm nhập, đục phá

 
Những hoạ tiết chạm khắc tỉ mỉ được các tay thợ giỏi khắc vào ở hệ thống kèo, cột, đòn tay.

 
Ngoài 3 gian chính của ngôi nhà, hai đầu nhà là hai hành lang nối phần tiền-hậu ngôi nhà để tiện bề đi lại

 
Mái nhà được thiết kế chỉ có phần đòn tay và hệ thống rui, không có mèn đỡ. Trong ảnh là mái nhà với đòn tay và rui đều bằng gỗ Chua, một loại gỗ quý và hiếm hiện nay

 
Hệ thống cột, kèo và đòn đỡ của ngôi nhà được thiết kế rất kỳ công

 
Ngói lợp của ngôi nhà là loại ngói xếp, ngói vảy 2 lớp có tác dụng che mưa che nắng rất tốt, tuổi thọ hàng trăm năm

 
Bao phủ ngôi nhà là hệ thống tường được xây bằng đá ong, trộn vữa từ mật mía xỉ đá, cát. Những bức tường dày tới nửa mét giúp ngôi nhà thêm kiên cố và có tác dụng cách nhiệt rất tốt.

 
Những họạ tiết rất cầu kì được các tay thợ giỏi chạm vào các cột, kèo, rường, xà...

 

Theo thống kê, ở xã Quảng Hoà vẫn còn tồn tại hàng trăm ngôi nhà cổ có tuổi đời trên 100 năm. Tuy nhiên, do không được người dân gìn giữ bảo quản cộng với thiên tai, lụt bão nên nhiều ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng vè bị người dân phá bỏ. Theo ông Nguyễn Xuân Cúc, ngôi nhà mà ông đang ở đã được một ông chủ đến định giá và hỏi mua với giá 3 tỷ đồng nhưng ông quyết không bán mà muốn để lại cho con cháu đời sau. Trong ảnh: Ông Cúc bên bức bình phong được xây từ năm 1932


Văn Được
Nguồn: news.zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.