Chuyên mục
Mark Zuckerberg rót tiền cho startup tự học gây sốt Ấn Độ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mark Zuckerberg rót tiền cho startup tự học gây sốt Ấn Độ

Thứ ba 13/09/2016 09:29 GMT + 7
Quỹ từ thiện của tỉ phú trẻ tuổi Mark Zuckerberg vừa rót khoản đầu tư đầu tiên của mình tại châu Á. Ứng viên đầu tiên được chọn lựa chính là một startup giáo dục đang làm mưa làm gió tại Ấn Độ.

Bí kíp để tự học

Trang Business Insider cho biết, quỹ từ thiện của ông chủ Facebook, quỹ Sáng kiến Chang Zuckerberg, đã rót tiền đầu tư cho startup giáo dục của Ấn Độ mang tên Byju’s. Startup này cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa việc học và kiểm tra năng lực cho học sinh. Đây cũng là quyết định đầu tư tại châu Á đầu tiên của quỹ từ thiện này. Ngoài quỹ Sáng kiến Chan Zuckerberg, vòng huy động vừa qua của Byju’s còn thu hút được bốn quỹ đầu tư quốc tế khác với tổng số tiền rót vốn lên đến 50 triệu USD.


Một số thành viên của nhóm phát triển ứng dụng và trang mạng của Byju’s
ẢNH: BYJU’S

Đươc thành lập từ năm 2011, Byju’s cung cấp video các bài giảng và các tài liệu toán và khoa học cho học sinh cấp 2 và cấp 3 tại Ấn Độ qua trang web và ứng dụng điện thoại. Bên cạnh đó, startup này còn hỗ trợ học sinh chuẩn bị cho các bài kiểm tra “xương xẩu” như JEE, CAT, IAS và GMAT. Đây là những bài kiểm tra mà các trường đại học và cao đẳng thuộc top đầu của Ấn Độ đòi hỏi thí sinh phải có điểm cao để được nhận học.

Theo trang Business Insider, startup này hiện đã thu hút được số tiền đầu tư lên đến 150 triệu USD. Với lượng vốn đầu tư mới, Byju’s lên kế hoạch mở rộng dịch vụ ra quy mô toàn cầu, bước vào các thị trường đòi hỏi cao như Anh, Mỹ và các mở thêm nhiều môn học khác.


Startup giáo dục này có tham vọng thay đổi các học của học sinh Ấn Độ, thay đổi phương thức học viẹt lạc hậu.
ẢNH: REUTERS

Đa số các dịch vụ được cung cấp miễn phí. Tuy nhiên, nếu người dùng muốn nhận sự hướng dẫn và được phản hồi từ các cố vấn thì phải đóng phí thành viên. Hiện Byju’s có hơn 250.000 thành viên có đóng phí hằng năm, ứng dụng có hơn 5,5 triệu lượt tải về, và cứ mỗi tháng lại có thêm 30.000 người dùng mới.

“Byju’s được sáng lập bởi giáo viên kiêm nhà khởi nghiệp Ấn Độ Byju Raveendran. Nó hướng đến mục đích giúp mọi học sinh trên toàn Ấn Độ, dù có hoàn cảnh thế nào, cũng có thể được học bằng phương pháp tối ưu nhất. Tôi rất lạc quan về phương pháp cá nhân hóa việc học này. Nó có khả năng tạo nên sự khác biệt đối với học sinh trên toàn cầu”, Mark Zuckerberg viết trên tài khoản Facebook của mình. Vậy Byju Raveendran là ai mà có thể làm Mark Zuckerberg lạc quan đến thế?

Đi thi đề khó “cho vui”

Tờ Quartz mô tả, Byju Raveendran (35 tuổi) là một người tự học chuyên nghiệp. Từ nhỏ, anh đã tự học tiếng Anh, trong khi trường ông chỉ sử dụng duy nhất tiếng bản địa Malayalam làm ngôn ngữ giảng dạy. Vào năm 2003, khi đang học làm kỹ sư, Byju đã được một người bạn thuyết phục thử đi thi CAT (Kiểm tra Tố chất chung). Theo Quartz, đây là bài kiểm tra đầu vào cho các Học viện Quản trị hàng đầu của Ấn Độ. Bài thi đặt nặng về kiến thức khoa học, kỹ năng tính toán và tư duy toán học.


Byju Raveendran trong một video giảng về kỹ năng giải toán cung cấp bởi ứng dụng Byju’s.
ẢNH CHỤP TỪ YOUTUBE.

Không tham gia bất kỳ lớp luyện thi nào, Byju Raveendran đi thi và đạt kết quả 100%. Hai năm sau, anh lại đi thi CAT một lần nữa để chứng tỏ “không phải ăn may”, và đã đạt kết quả y hêt. Byju Raveendran không nộp hồ sơ vào bất kỳ một Học viện Quản trị nào, anh chọn con đường đi dạy.

Những khóa học không chính thức đầy tiên của Byju được mở vào năm 2006. Buổi học đầu tiên, anh có 40 người đăng ký học. Chỉ 6 tuần sau, số học viên đã lên đến gần 1.000 người. Các lớp học cuối tuần của anh nổi tiếng đến mức học sinh từ các thành phố lớn như Mumbai, Delhi, và Pune đón tàu đến học. Anh bắt đầu mở các lớp học tại nhiều thành phố và di chuyển như một con thoi từ nơi này đến nơi khác. Có thời điểm, buổi học của anh có đến gần 10.000 học sinh.

Một phần vì quá mệt mỏi khi phải di chuyển liên tục, cùng với khát khao muốn thay đổi cách học của học sinh Ấn Độ, Byju Raveendran sáng lập ra công ty “Think and Learn” vào năm 2011 cùng với ứng dụng Byju’s. Một số học sinh xuất sắc nhất của Byju Raveendran đã cùng anh gầy dựng nên startup này. Đa số đều đã tốt nghiệp các Học viện Quản trị hàng đầu Ấn Độ.

“Làm thầy, đó là do tôi lựa chọn. Còn khởi nghiệp, đó chỉ là sự tình cờ mà thôi. Mọi thành công cứ thế mà đến”, Byju Raveendran khiêm tốn chia sẻ.
Nguồn: thanhnien.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.