Chuyên mục
Lo ngại dư thừa nguồn cung, giá dầu giảm gần 4%
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lo ngại dư thừa nguồn cung, giá dầu giảm gần 4%

Chủ nhật 11/06/2017 08:32 GMT + 7
Thị trường dầu thế giới trong tuần qua ghi nhận mức sụt giảm gần 4% với cả 2 loại dầu ngọt nhẹ Mỹ và dầu Brent do lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung.

Trong tuần, việc giá dầu thế giới phục hồi phiên giữa tuần và cuối tuần đã không thể giúp kéo giá dầu đi lên do “vàng đen” giảm sâu ở hầu hết các phiên giao dịch. Tính chung cả tuần, giá 2 mặt hàng chủ chốt trên thị trường là dầu ngọt nhẹ Mỹ và dầu Brent đều giảm gần 4%.

Giá dầu thế giới mất gần 4% trong tuần qua. Ảnh: AP

Tại phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thế giới giảm gần 1%, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông khiến thị trường lo ngại.

Ngày 5/6, Ai Cập, Ả rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Bahrain, Yemen và Chính phủ miền Đông Libya và Maldives đã đồng loạt tuyên bố đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc nước này ủng hộ khủng bố.

Theo các chuyên gia phân tích, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar của một số nước Ả rập có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ của các thành viên trong và ngoài Nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Ở phiên giao dịch ngày 6/6, giá dầu lấy lại đà phục hồi trong bối cảnh các nhà đầu tư đặt cược vào khả năng lượng dự trữ dầu thô của Mỹ sẽ giảm 9 tuần liên tiếp. Lượng dự trữ dầu của Mỹ theo tuần được dự báo có thể giảm 3,25 triệu thùng. 

Tuy nhiên, đến phiên giao dịch sau đó (ngày 7/6), giá “vàng đen” đã giảm tới 5% xuống mức thấp nhất trong 1 tháng qua, sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ bất ngờ tăng lên khiến thị trường lo ngại thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác chưa đủ để hạn chế tình trạng dư cung trên toàn cầu. Khép lại phiên này, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 7/2017 giảm 5%, tương đương 2,47 USD xuống còn 45,72 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 4/5, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2017 giảm 4%, tương đương 2,06 USD và được giao dịch ở mức 48,06 USD/thùng. 

Lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã tăng 3,3 triệu thùng lên 513 triệu thùng, trái ngược với dự đoán giảm 3,5 triệu thùng trước đó.

Trong phiên giao dịch ngày 8/6, giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số USD so với 6 đồng tiền khác, tăng 0,2% lên 96,942 vào cuối phiên này. Trong khi đó, mối lo ngại về tình trạng dư thừa nguồn cung trên thị trường dầu toàn cầu vẫn gây ra tâm lý bất an đối với nhà đầu tư.

Vào phiên cuối tuần, giá dầu hồi phục trước thông tin đường ống dẫn dầu Trans Nigeria bị rò rỉ, làm dịu lo ngại về sản lượng dầu Nigeria tăng sẽ khiến việc dư thừa cung toàn cầu trở nên nghiêm trọng hơn. Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 29 xu Mỹ lên 48,15 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ New York tăng 19 xu Mỹ lên 45,83 USD/thùng. 

Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu đang chịu áp lực vì báo cáo thể hiện số giàn khoan hoạt động của Mỹ tăng. Theo công ty Baker Hughes, hoạt động sản xuất dầu mỏ của Mỹ đang tiếp tục mở rộng, với số giàn khoan dầu trong tuần tính đến 9/6 tăng thêm 8 giàn khoan, ghi nhận tuần tăng thứ 21 liên tiếp, đưa tổng số lên 741 giàn khoan, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015.

PHƯƠNG DUNG
Nguồn: kinhtedothi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.