Chuyên mục
Kinh tế Việt Nam đứng ở đâu khi đem so với Trung Quốc?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kinh tế Việt Nam đứng ở đâu khi đem so với Trung Quốc?

Thứ sáu 05/08/2016 10:57 GMT + 7
Economist đánh giá một trong những yếu tố thuận lợi nhất của Việt Nam là về mặt địa lý. Không nước nào gần Trung Quốc hơn Việt Nam, nối cả đất liền và biển. 
   

Economist đánh giá một trong những yếu tố thuận lợi nhất của Việt Nam là về mặt địa lý. Không nước nào gần Trung Quốc hơn Việt Nam, nối liền cả đất liền và biển. Ảnh: Flickr

Khi công ty Diversatek của ông Jonathan Moreno tìm địa điểm để xây nhà máy sản xuất thiết bị y tế vào năm 2009, không nơi nào trên thế giới làm ông hài lòng.

Châu Âu và Mỹ thì quá đắt. Môi trường đầu tư tại Ấn Độ thì phức tạp. Còn Trung Quốc thì có hệ thống bản quyền sở hữu trí tuệ chắp vá.
 
Cuối cùng, Việt Nam là ứng cử viên duy nhất còn lại. Đây được xem là quyết định mạo hiểm của ông Moreno, khi Việt Nam mới chỉ manh nha xuất hiện trong bản đồ đầu tư của nhà đầu tư ngoại.
 
7 năm sau, đứng trong căn phòng hiện đại đầy thiết bị y tế và nhân viên làm việc, ông Moreno, giờ đã là thành viên ban lãnh đạo Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam, chỉ tay vào các hướng và tự tin quyết định: “Chúng ta sẽ mở rộng về phía sau, ở đây, và ở đây”. 

Ông Jonathan Moreno không phải là trường hợp duy nhất. Trang Economist ghi nhận vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam đã đạt kỷ lục vào năm 2015, và tiếp tục gia tăng trong năm nay. 

Mặc dù nền kinh tế giảm tốc, giá trị các thương vụ đầu tư vẫn đạt 11,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016, tăng 105% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các thỏa thuận thương mại tự do là một trong những yếu tố hấp dẫn, nhưng đó không phải là tất cả. Giống trường hợp của Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc trước đây, Việt Nam đang hội tụ những yếu tố lý tưởng cấu thành đà tăng trưởng nhanh và bền vững. 

Sẽ là con hổ châu Á…

Từ năm 1990, Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức trung bình 6%, chỉ thua Trung Quốc trong khu vực, nâng vị thế của quốc gia thoát nhóm các nước nghèo vào nhóm thu nhập trung bình. 


Biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam có nét tương đồng với Trung Quốc.

Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 7% trong 10 năm tới, biểu đồ phát triển của Việt Nam sẽ giống với Trung Quốc và những con hổ châu Á khác. 

Nhưng trong kịch bản xấu, nếu tăng trưởng tuột về mức 4%, Việt Nam sẽ rơi vào vòng xoáy đang khiến Thái Lan và Brazil loay hoay tìm lối thoát. 

Economist đánh giá một trong những yếu tố thuận lợi nhất của Việt Nam là về mặt địa lý. Không nước nào gần Trung Quốc hơn Việt Nam, tiếp giáp cả đất liền và biển.
 
Khi chi phí nhân công tại Trung Quốc tăng, Việt Nam sẽ là địa điểm thay thế đầu tiên mà nhà đầu tư nghĩ đến khi tìm kiếm chi phí thấp, nhất là vẫn muốn duy trì liên kết với chuỗi cung ứng của Trung Quốc. 

Ngoài ra, dân số trẻ của Việt Nam cũng là một lợi thế. Trong khi tuổi trung bình của Trung Quốc là 36, thì của Việt Nam là 30,7. Lực lượng lao động tại thành phố có nhiều dư địa để phát triển. 

Cứ 10 người Việt Nam thì có 7 người sống ở nông thôn, tỷ lệ ngang Ấn Độ, cao hơn khoảng 44% của Trung Quốc. Lực lượng lao động tại nông thôn cao giảm áp lực tăng lương tối thiểu tại Việt Nam. 

Rất nhiều quốc gia khác cũng có lực lượng lao động trẻ. Tuy nhiên ít nước có chính sách mở cửa như Việt Nam. 

Từ những năm 1990, chính phủ đã chào đón thương mại và đầu tư quốc tế. Điều này khiến các công ty nước ngoài tự tin khi xây dựng cơ sở tại Việt Nam. 

Hoạt động chi tiêu của nhà đầu tư ngoại chiếm 25% tổng vốn đầu tư của cả nước. Xuất nhập khẩu chiếm gần 150% GDP, cao hơn bất cứ quốc gia nào có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương.

Giống Trung Quốc, Việt Nam vạch ra kết hoạch phát triển 5 năm, khuyến khích 63 tỉnh thành cạnh tranh vốn FDI. 

Để bồi dưỡng lực lượng lao động, chính phủ dành 6,3% GDP để chi tiêu vào giáo dục đào tạo, cao hơn 2% so với tỷ lệ trung bình của các nước thu nhập trung bình và thấp. 

Trong các bài kiểm tra quốc tế, học sinh 15 tuổi của Việt Nam vượt lên so với học sinh của Mỹ và Anh trong môn toán và khoa học. Năng lực tư duy tốt sẽ giúp người lao động vận hành máy móc công nghệ cao tốt hơn. 

Đáng nói hơn cả, Việt Nam được hưởng nhiều lợi ích từ các thỏa thuận thương mại. Đây được xem là quốc gia được lợi nhất từ Thỏa thuận đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, có thể kể đến một số thỏa thuận thượng mại tự do lớn khác như ký kết với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc. 

… hay sẽ loay hoay tìm lối đi?


Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức có thể ngáng đường đà phát triển. Rủi ro về bong bóng bất động sản phình to từ những tàn dư còn lại từ khủng hoảng trong quá khứ vẫn hiển hiện. 

Việt Nam vẫn thua kém Trung Quốc trong lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân. Với 1 đồng vốn, doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thu về 1,7 đồng doanh thu. Trong khi doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chỉ thu về 0,7 đồng từ 1 đồng vốn ban đầu. 

Không chỉ doanh nghiệp tư nhân, các công ty nhà nước cũng ghi nhận tỷ lệ doanh thu/tài sản giàm xuống còn 0,7 trong thập kỷ vừa qua. 

Một trong những nguyên nhân là do các tập đoàn đa ngành của Việt Nam mở rộng hoạt động ra quá nhiều lĩnh vực không hiệu quả. Trung bình, một tập đoàn của Việt Nam hoạt động trên 6,4 lĩnh vực, nhiều gấp gần 3 lần so với tỷ lệ 2,3 của tập đoàn Trung Quốc. 

Hơn nữa, mặc dù Việt Nam được hưởng lợi từ dòng vốn FDI, chỉ 36% doanh nghiệp nội địa tham gia vào chuỗi cung ứng xuất khẩu, thấp hơn 60% của Thái Lan và Malaysia. Một trong những lý do là doanh nghiệp nội chưa theo kịp yêu cầu của các nhà sản xuất ở lĩnh vực cao cấp như Samsung. 

Kết lại, Economist cho rằng trong thời khắc này, Việt Nam nên nhìn lại con đường dài vừa trải qua, và nhìn đến tương lai không ít chông gai phía trước. 

“Việt Nam có thể là tấm gương thành công rực rỡ của châu Á trong tương lai. Tuy nhiên để đến được đích, cần có bản lĩnh”, tờ báo nhận định. 
LỀ PHƯƠNG
Nguồn: bizlive.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.