Chuyên mục
Ả rập Saudi chịu cay đắng khi không giảm sản lượng dầu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Ả rập Saudi chịu cay đắng khi không giảm sản lượng dầu

Thứ hai 31/08/2015 02:22 GMT + 7
9 tháng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định từ bỏ mục tiêu duy trì sản lượng không đổi để theo đuổi thị phần, thay vì cố gắng đẩy giá dầu lên, tổ chức này đang phải đối phó với hàng loạt các vấn đề và quyết định khó khăn, phức tạp. 


Đầu tiên là sự sụt giảm của giá dầu và sự lên ngôi của đá phiến Mỹ khiến OPEC và những quốc gia thành viên hùng mạnh nhất như Ả rập Sauđi chịu thất bại cay đắng. Doanh thu của các thành viên OPEC đã tụt giảm theo đà giảm của giá dầu. 

Trong các nước OPEC, Ả rập Saudi đang chịu sức ép khổng lồ, tới mức chính phủ nước này đang cân nhắc buộc phải đưa ra một quyết định gây sửng sốt là cắt giảm chi tiêu 10%. Hành động này nhằm kìm hãm thâm hụt ngân sách tăng cao. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) dự báo, Ả rập Saudi có thể sẽ bị thậm hụt ngân sách lên tới 20% GDP. 

“Họa vô đơn chí”, Vương quốc này cũng buộc phải tìm sự cứu trợ từ các thị trường trái phiếu. Giá dầu thấp buộc Ả rập Saudi lần đầu tiên trong 8 năm phải phát hành trái phiếu kỳ hạn trên 12 tháng, mà hiện tổng giá trị lên tới 35 tỷ riyal (tương đương 10 tỷ USD) trong năm 2015. 

Đồng thời, đồng tiền riyal cũng đang bị áp lực ngày càng tăng. Ả rập Saudi đang ấn định tỷ giá riyal/USD mức 3,75 riyal/1 USD, nhưng riyal có khả năng sẽ bị phá giá nếu nhà sản xuất dầu này không thể duy trì tỷ giá hiện tại. Theo Thời báo Tài chính (FT), trên các thị trường kỳ hạn 1 năm, tỷ giá riyal/USD chỉ còn 3.79:1. Tình hình này buộc Cơ quan Tiền tệ Ả rập Sauđi phải tuyên bố “cam kết chính sách ấn định tỷ giá riyal/USD”. Nhưng nếu giá dầu không phục hồi, chính phủ sẽ phải tiếp tục giảm tỷ giá hối đoái nhằm bình ổn tiền tệ. 

Sức ép dường như không chống đỡ nổi diễn ra hôm “Thứ hai đổ vỡ” (25/8), khi giá dầu lao dốc thảm hại xuống dưới mức 39 USD/thùng. Các thị trường đang theo dõi sát sao xem liệu Ả rập Saudi có thay đổi chiến thuật nhằm tránh một thảm cảnh tồi tệ hơn. 

Áp lực đồng thời đè nặng lên các đại gia dầu mỏ. Bộ trưởng Dầu mỏ Algeri đã gửi thư đề nghị hành động tới ban thư ký OPEC, dù trong lá thư chưa đề cập tới việc cắt giảm sản lượng. Nhiều tháng sau đó, trước cuộc họp hồi cuối tháng 6 của OPEC, các quan chức Venezuela đề nghị cần thay đổi chiến lược khai thác dầu. Venezuela là thành viên bị thiệt hại nặng nề nhất trong các nước OPEC khi phải gánh chịu khủng hoảng kinh tế lẫn tài chính tồi tệ. 

Gần đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết, nước này sẽ tăng sản lượng dầu “bằng bất kỳ giá nào”, nhưng vẫn ủng hộ tổ chức một cuộc gặp khẩn cấp của OPEC trước cuộc họp thượng đỉnh theo dự kiến vào tháng 12 tới để thảo luận chiến lược của nhóm. Ngày càng nhiều thành viên OPEC kêu gọi cắt giảm sản lượng. 

Nếu chiến lược theo đuổi thị phần của Ả rập Saudi không thành công và nếu các thành viên OPEC khác muốn có một sự thay đổi chính sách, liệu có khả năng Riyadh (Ả rập Saudi) sẽ phải xem xét lại và quyết định giới hạn sản lượng để thúc đẩy giá dầu? 

Đây dường như là chỉ là một điều ước hơn là một khả năng có thật. Ít có khả năng Riyadh sẽ quy hàng khi mà tình cảnh đen tối thực ra mới chỉ bắt đầu xảy đến với các đối thủ sản xuất dầu mỏ khác. Ả rập Saudi đang phải chịu đựng giá dầu xuống thấp, nhưng các đối thủ của họ còn đang đau đớn hơn nhiều. Sản xuất dầu mỏ của Mỹ sau nhiều năm tăng trưởng mạnh đã không chỉ chững lại mà còn bắt đầu bị sụt giảm. Sản lượng trong tháng 3/2015 đạt đỉnh 9,69 triệu thùng/ngày, giảm xuống 9,51 thùng/ngày trong tháng 5 (tháng thống kê mới nhất). 

Hơn nữa, sản lượng dầu của Mỹ còn tiếp tục giảm thì Ả rập Saudi còn tiếp tục duy trì sản lượng. Một số công ty đã bị phá sản, số khác rồi sẽ chịu chung số phận. Điều này sẽ cho phép Ả rập Saudi giành mục tiêu chiếm lĩnh thị phần, mặc cho giá dầu được các nước đối thủ của họ điều chỉnh. 

Như vậy, quyết định cắt giảm ngân sách của Ả rập Saudi không hẳn là bằng chứng cho thấy nước này đang phải khổ sở vì giá dầu thấp, mà là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến giành thị phần dầu mỏ của họ còn kéo dài. Vương quốc dầu mỏ này cắt giảm ngân sách chỉ nhằm thích nghi với một thế giới khi giá dầu suy yếu, nhằm củng cố vị thế của mình trước khi tiếp tục giành lợi thế. Cắt giảm chi tiêu thực ra chỉ là dấu hiệu điều chỉnh đối với chiến lược dầu mỏ hiện tại, chứ không hề là dấu hiệu của một sự “nao núng”. 

Đỗ Tuấn (CNN)
Nguồn: vnmedia.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.