Chuyên mục
Perimeter: Cú phản đòn cả thế giới cùng chết của Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Perimeter: Cú phản đòn cả thế giới cùng chết của Nga

Thứ ba 22/08/2017 11:39 GMT + 7
Kỷ niệm 60 năm Liên Xô phóng thành công ICBM đầu tiên trên thế giới, chuyên gia quân sự Nga đã tiết lộ về "cú phản đòn hạt nhân chết chóc".

60 năm trước, vào ngày 21 tháng 8 năm 1957, tên lửa R-7 của Liên Xô, loại tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên trên thế giới, đã được phóng từ sân bay Baikonur của Kazakhstan.

Sau khi vượt qua khoảng cách 5.600 km, quả tên lửa do tổng công trình sư Sergei Korolev thiết kế đã đến được mục tiêu trên bãi thử Kura tại bán đảo Kamchatka.

Sáu ngày sau đó, Moscow đã chính thức thông báo về việc Liên Xô sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), sớm hơn một năm so với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Nga Alexander Khrolenko nhận định trong một bài viết trên Sputnik rằng, tính năng kỹ-chiến thuật của các loại ICBM đã được cải thiện đáng kể trong sáu thập kỷ qua, dẫn đến việc những nguyên tắc tiến hành chiến tranh toàn cầu cũng đã thay đổi.

Hiện nay, một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng phá hủy trung tâm chỉ huy hoặc hầm ngầm của các nhà lãnh đạo hàng đầu của đối phương được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Loại vũ khí hạt nhân này hiện là nòng cốt trong học thuyết đánh đòn phủ đầu của Mỹ.

Để đối đầu với đòn đánh như vậy, ngay từ thời chiến tranh lạnh, Liên Xô đã phát triển một hệ thống đảm bảo đòn trả đũa hạ nhân, bao gồm các loại vũ khí và kỹ thuật quân sự được xây dựng cả trên mặt đất, trên không và trên biển.

Hệ thống này được gọi là "Perimeter".

Hệ thống này được các nhà phân tích quân sự phương Tây gọi là "Dead Hand" (tức "Bàn tay Thần chết"). Nó được thiết kế để bảo đảm rằng, ngay cả khi các cơ quan đầu não bị hủy diệt bởi đòn đánh đầu tiên, Liên Xô vẫn có khả năng trả đũa để khiến đối thủ cũng bị hủy diệt theo.

Từ năm 1985, hệ thống Perimeter chính thức đi vào hoạt động; trải qua hàng thập kỷ, Perimeter đã được thử nghiệm và nâng cấp nhiều lần.

Có thể nói rằng, hiện nay, hệ thống này là một trong những yếu tố quan trọng nhất ngăn chặn chiến tranh thế giới III, bởi các đối thủ của Moscow hiểu rằng, tấn công hạt nhân Nga sẽ dẫn đến tình trạng "đồng quy ư tận".

Hiện nay, Nga được coi là có tiềm lực hạt nhân số 1 thế giới.

Về bản chất, Perimeter là một hệ thống với mạng lưới liên lạc thay thế của Lực lượng Hạt nhân Chiến lược Nga - một hệ thống bí mật và đáng tin cậy không thể bị vô hiệu hóa.

Perimeter được bảo vệ vững chắc khỏi thiên tai, các hành động phá hoại thông thường và các vụ tấn công hạt nhân. Song, các chuyên gia Liên Xô/Nga cũng loại trừ khả năng hệ thống Perimeter bất ngờ "phát điên" và phát động tấn công hạt nhân mà không có bất kỳ lý do gì.

Trong khi được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu trên lãnh thổ rộng lớn, các trung tâm chỉ huy của hệ thống Perimeter thường xuyên giám sát các yếu tố thiên nhiên, địa chấn và bức xạ; đồng thời theo dõi dữ liệu của hệ thống cảnh báo tên lửa, chặn thu liên lạc trên các tần số mà đối phương sử dụng.

Sau khi phát hiện ra dấu hiệu của một cuộc tấn công hạt nhân, hệ thống báo cáo cho bộ tham mưu. Trong tình huống này, sẽ có các phương án xử trí sau:

Nếu câu trả lời là "cứ bình tĩnh", hệ thống sẽ nối lại hoạt động theo dõi tình hình. Nếu không có câu trả lời, Perimeter sẽ tự động truy vấn tới hệ thống điều khiển các tên lửa chiến lược.

Nếu không nhận được câu trả lời của hệ thống này, "bộ não điện tử" của Perimeter tự mình quyết định phát động cuộc tấn công hạt nhân trả đũa, vì nó nhận thức được rằng "đã đến lúc phát động đòn tấn công hủy diệt".

Hệ thống Perimeter sẽ tự động phóng các quả tên lửa đạn đạo điều khiển, chúng phát tín hiệu trực tiếp cho các hầm phóng tên lửa, tàu ngầm và các cơ sở hạt nhân khác còn sống sót để giáng đòn trả đũa. Đến giai đoạn này, hoàn toàn không cần sự tham gia của con người.

Trong thời gian chiến tranh lạnh, Mỹ cũng đã sử dụng một hệ thống thay thế khác được gọi là "Operation Looking Glass", làm việc song song với hệ thống chỉ huy lực lượng chiến lược Mỹ để sẵn sàng thay thế khi cần thiết, nhưng có cơ chế hoàn toàn khác biệt với Liên Xô.

Trong thời gian 30 năm liền (từ năm 1961 đến tháng 6 năm 1990) phi hành đoàn của các trạm chỉ huy Không quân Chiến lược Mỹ đặt trên 11 máy bay đã làm việc theo ca và thường xuyên "lơ lửng" trên vùng Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để kiểm soát tình hình và chuẩn bị sẵn sàng thay thế, trong trường hợp các trung tâm trên đất liền bị phá hủy.

Sau chiến tranh lạnh, Mỹ đã từ bỏ "Operation Looking Glass", bởi vì một hệ thống như vậy đòi hỏi chi phí rất cao; hơn nữa, mối đe dọa chiến tranh hạt nhân từ Liên Xô đã bị gỡ bỏ.

Với hệ thống Perimeter, Nga có thể đáp trả hạt nhân ngay cả khi "đã chết".

Chuyên gia quân sự Nga cho biết, cho đến năm 1993 người Mỹ hầu như không biết gì về hệ thống kiểm soát và điều hành Perimeter.

Nhưng vào mùa hè năm 1995, dưới áp lực của Hiệp ước START-1, Nga đã phải chấm dứt công tác trực sẵn sàng chiến đấu với hệ thống Perimeter.

Đáng tiếc là Hoa Kỳ và các đồng minh của họ không đánh giá đúng mức động thái thiện chí của ban lãnh đạo Nga. Mỹ và NATO tiếp tục bành trướng sang phía Đông, kế nạp thêm các thành viên Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ nằm xung quanh nước Nga; xây dựng thêm căn cứ quân sự, tăng cường vũ khí hạng nặng đến các nước này nhằm siết chặt vòng vây xung quanh Nga.

Tất nhiên là Moscow sẽ không bao giờ nằm yên cho Washington "muốn chém thì chém, muốn giết thì giết". Trong tháng 12 năm 2011, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, Đại tướng Sergei Karakayev đã thông báo rằng, hệ thống Perimeter lại được đưa vào trực sẵn sàng chiến đấu.

Vị chuyên gia Nga nói thêm rằng, hiện Nga cũng có hệ thống tấn công đa năng trên các đại dương mang tên "Status-6" với các đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên tới 100 megaton, và nhiều loại vũ khí và kỹ thuật quân sự hạt nhân khác không được công bố rộng rãi.

Do đó, ông kết luận rằng, các đối thủ tiềm năng của Nga nên từ bỏ hy vọng vào chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Moscow, bởi không ai có thể thắng được Nga trong cuộc chiến tranh hạt nhân; kể cả khi đã phá nát các cơ quan đầu não của Nga.

Huy Bình
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.