Chuyên mục
Mỹ đã
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Mỹ đã "ném tiền qua cửa sổ" 10 tỉ USD như thế nào?

Thứ ba 07/04/2015 17:33 GMT + 7
Mỹ là nước có khoản chi phí quân sự lớn nhất thế giới, cũng như là nước có tiềm lực quốc phòng mạnh nhất. Tuy nhiên nước này thường xuyên có những dự án quân sự theo kiểu "ném tiền qua cửa sổ", mới đây tờ Los Angeles Times đã chỉ ra bộ tứ dự án mà tiêu tốn của người đóng thuế Mỹ tới 10 tỉ USD.

Cận cảnh siêu radar trị giá 2,2 tỉ USD giờ đang "đắp chiếu"

Trong những dự án "ném tiền qua cửa sổ" thì X-Band Radar (SBX) trị giá 2,2 tỉ USD của Mỹ thất bại ngay từ đầu do thiếu những phân tích và tính toán cụ thể. Không chỉ thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế vì chi phí “trên trời”, việc thất bại của dự án này có thể đe dọa đến an ninh của Mỹ.

SBX từng được Cơ quan Phòng vệ Tên lửa Mỹ (MDA) "khoe khoan" là có khả năng trở thành loại radar mạnh nhất trên toàn thế giới. Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ vào tháng 4.2007 Cựu Giám đốc MDA Henry A. Obering III từng tuyên bố: “Nếu chúng ta đặt hệ thống SBX trên vịnh Chesapeake Bay, chúng ta hoàn toàn có thể tìm kiếm và theo dõi những vật thể có kích thước chỉ bằng một quả bóng chày trên khắp San Francisco”.

Nhưng kết quả là hệ thống SBX đáng ra được dự tính đi vào hoạt động vào năm 2005, giờ nằm đắp chiếu tại Trân Châu Cảng ở Hawaii.

Trước đó, hệ thống radar nổi trên biển SBX được thiết kế để phát hiện và theo dõi các loại tên lửa từ trên không trung và có khả năng dẫn đường các loại tên lửa đánh chặn các quả tên lửa đó. Hệ thống SBX còn được trang bị tính năng hiện đại có thể giúp phân biệt tên lửa thật và tên lửa giả.

Tuy nhiên, hệ thống SBX thực sự có vấn đề khi mà góc quan sát của nó quá hẹp (chỉ 25 độ) so với từ 90-120 độ của các loại radar truyền thống, chính vì thế, hệ thống SBX được cho là không đáng tin cậy nếu phải theo dõi một loạt các tên lửa tấn công từ nhiều góc độ khác nhau cùng một lúc.

Dù radar này có khả năng “soi rõ” các vật thể ở rất xa, tầm quan sát của nó lại quá hẹp nên hầu như không mấy tác dụng khi đối phó với đòn tấn công rất dễ xảy ra là phóng một loạt các tên lửa thật xen lẫn tên lửa giả.

Một “sai lầm chết người” nữa của nhóm thiết kế hệ thống SBX là việc họ “quên rằng” trái đất hình cầu. Chính vì thế, SBX không thể phát hiện ra một vật thể có kích thước một quả bóng chày cách SBX khoảng 4.000km trừ khi vật thể này di chuyển ở độ cao khoảng 1.400km, tức là cao hơn tới 321km so với độ cao thông thường của một tên lửa nếu nó được bắn tới Mỹ.

“Xét theo tính khả dụng trong việc loại trừ các mối đe dọa đến từ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì khả năng phát hiện vật thể có kích cỡ bằng một quả bóng chày của SBX là hoàn toàn vô dụng”, ông Wendell Mead, từng làm việc cho Học viện Khoa học Quốc gia Mỹ cho biết.

Kết quả là người đóng thuế ở Mỹ phải gánh siêu radar nhưng "vô dụng" X-Band, với mức tiêu tốn 2,2 tỉ USD nhưng đó không phải là số tiền "ném qua cửa sổ" nhiều nhất.

Cùng với radar X-Band, các dự án "ném tiền qua cửa sổ" khác bao gồm hệ thống laze trên không (Airborne Laser), tên lửa đánh chặn bằng động năng (Kinetic Energy Interceptor) và phương tiện tiêu diệt diệt hàng loạt (Multiple Kill Vehicle). Tổng cộng các dự án này đã tiêu tốn hết của Lầu Năm Góc 10 tỉ USD.

Hệ thống laze trên không được cho là sẽ đốt cháy các tên lửa của đối phương chỉ ít lâu sau khi phóng. Một phi đội máy bay Boeing 747 đã được biến đổi để phóng được laze hóa học tia hồng ngoại từ súng thanh ray (ray gun) dài 1,5 mét lắp trên đầu máy bay.

Tuy nhiên, súng laze này không thể chống lại mục tiêu ở khoảng cách xa đặc máy bay lắp đặt nó vào tình thế nguy hiểm là phải vào sâu trong không phận của địch để tác chiến, do đó và toàn bộ dự án đã phải hủy bỏ vào năm 2012 sau hơn một thập kỉ thử nghiệm và tiêu tốn tới 5,3 tỉ USD.
nem qua tien cua so

Hệ thống laze trên không còn hao tiền thuế của dân Mỹ hơn là radar X-Band

Tên lửa đánh chặn bằng động năng có thể đã trở thành loại tên lửa đánh chặn nhanh nhất của Mỹ, có khả năng khai hỏa từ đất liền hoặc tàu chiến để chống lại các tên lửa của đối phương ở kì tăng tốc.

Tuy nhiên, các tên lửa đánh chặn này lại quá dài cho các tàu chiến hải quân hoặc nếu trên đất liền thì nó lại phải được bố trí gần mục tiêu, điều khiến nó dễ bị tấn công. Dự án này đã được hủy bỏ vào năm 2009 sau 6 năm phát triển và tiêu tốn 1,7 tỉ USD.

Phương tiện tiêu diệt diệt hàng loạt quá to và dài nên bị đình chỉ

Cuối cùng, chịu chung số phận là phương tiện tiêu diệt diệt hàng loạt bao gồm một chùm tên lửa đánh chặn cỡ nhỏ, có nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ tên lửa tấn công của đối phương lẫn mồi nhử.

Phương tiện tiêu diệt diệt hàng loạt đang được thử nghiệm

Bắt đầu từ năm 2007 và 2008, Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ đã tuyên bố đặt nhiều kì vọng vào dự án này, tuy nhiên, sau 4 năm các nhà thầu quân sự không tiến hành bất kì một lần thử nghiệm nào và toàn bộ dự án đã bị gác lại sau đó. Hiện toàn bộ công việc nghiên cứu và phát triển đã tiêu tốn 700 triệu USD.


Thiên Hà
Nguồn: motthegioi.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.