Chuyên mục
Cuộc đua đóng tàu sân bay thật sự bắt đầu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Cuộc đua đóng tàu sân bay thật sự bắt đầu

Chủ nhật 29/03/2015 04:17 GMT + 7
Từ bây giờ cho tới năm 2020, hàng loạt các quốc gia có sức mạnh quốc phòng lớn sẽ ra mắt tàu sân bay của mình trong một cuộc đua gia tăng sức mạnh quân sự của các nước bằng cách đóng tàu sân bay cho tương lai nhằm đảm bảo ưu thế hải chiến của các nước lớn.

Tàu sân bay Nữ hoàng Alizabeth của Anh đang được hoàn thiện

Anh, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc đang trong một cuộc đua thật sự khi đều đang đóng tàu sân bay thế hệ mới của riêng mình, Nga cũng không đứng ngoài cuộc và sẽ đóng một tàu sân bay mới dù trễ hơn các nước còn lại.

Chi phí đóng tàu sân bay mới và duy trì cũng như trang bị vũ khí cho nó là một chi phí vô cùng đắt đỏ mà nhiều nước khó có thể chịu nổi nếu không có tiềm lực mạnh, như Thái Lan có một tàu sân bay cũ nhưng tiềm lực không đủ nên tàu sân bay của họ chỉ dùng để "đắp chiếu".

Ước tính chi phí đóng mới một tàu sân bay của Anh lên tới hơn sáu tỉ bảng Anh. Trong đó, giá thành đang ngày một đội thêm do giá của máy may chiến đấu dự định làm việc trên tàu sân bay của Anh là F-35 ngày càng gia tăng một cách chóng mặt.

Dự kiến, nếu không có gì thay đổi từ nay tới 2020 Anh sẽ có hai tàu sân bay mới thuộc lớp tàu Nữ hoàng Elizabeth, đây là loại tàu sân bay duy nhất trên thế giới hiện nay có hai đài chỉ huy riêng biệt, một đài chỉ huy dùng để kiểm soát con tàu, đài còn lại kiểm soát các hoạt động trong không trung.

Tàu Hoàng tử xứ Wales đang được đóng

Theo thiết kế, tàu sân bay thuộc lớp Nữ hoàng Alizabeth của Anh có thể mang theo một lúc 40 máy bay chiến đấu F-35, nhưng thực tế có lẽ nó sẽ chỉ quản lý từ 12 đến 24 chiếc F-35B và một nhóm máy bay chống ngầm cũng như máy bay trực thăng AW101 Merlins để vận chuyển binh sĩ.

Ngày 25.3 vừa qua, Nhật đã ra mắt hai tàu sân bay thuộc lớp Izumo hai tàu chiến lớn nhất mà Nhật đóng kể từ sau chiến tranh thế giới lần hai, là một tàu sân bay trực thăng nhưng Nhật hoàn toàn có thể trang bị các máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng cho Izumo theo đó Izumo có thể trang bị 20 máy bay.

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật

Tàu sân bay Vikrant có trọng tải 40.000 tấn đang được hải quân Ấn Độ đóng và dự kiến đến 2020 họ sẽ có 2 tàu sân bay lớp này.

Tàu sân bay CVN-78 của Mỹ đang được hoàn thiện

Mỹ là quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất toàn cầu theo dự kiến đội tàu sân bay của họ sẽ bắt đầu được thay thế dần từ chiếc Gerald R. Ford CVN-78 mà sẽ được ra mắt vào năm sau. tiếp theo đó là tàu John F. Kennedy sẽ được đóng vào năm 2018 và hoàn thành năm 2020. Đây là hai tàu sân bay mới trong số các tàu sân bay thuộc lớp Ford vốn được Mỹ phát triển để thay thế tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay.

Ngoài các nước trên Trung Quốc năm 2020 cũng sẽ ra mắt tàu sân bay thứ 2 của họ, tuy nhiên hiện con tàu đang được đóng này chưa được rõ thiết kế bề ngoài. Nga thì chậm hơn các nước khác họ chỉ mới bắt đầu thiết kế siêu tàu sân bay vào năm ngoái và để có thể có tàu sân bay mới thì Nga khó có khả năng đóng xong trước năm 2025.

Thiên Hà (theo Big Next Futures)
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.