Chuyên mục
John Kerry ở Kabul: Cuộc bầu cử bị đánh cắp
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

John Kerry ở Kabul: Cuộc bầu cử bị đánh cắp

Chủ nhật 17/08/2014 13:09 GMT + 7
Khi nói về tình hình ở Ukraina, các nhà khoa học chính trị phương Tây gọi nước này là "Afghanistan ở châu Âu." 

 Photo: Flickr.com/isafmedia/cc-by

Theo quan điểm của họ, cuộc khủng hoảng ở quốc gia Đông Âu cũng kéo dài như ở Afghanistan. Sau đây là bình luận của Petr Goncharov.

Trong thực tế, Afghanistan là một ví dụ về sự bất ổn định kéo dài, bấp bênh trên bờ vực nội chiến. Cuộc khủng hoảng ở Ukraina, cũng như ở Afghanistan có nguồn gốc và phát triển với sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ khuyên Kiev cách tổ chức "Maidan", chọn tổng thống cho Ukraina, che giấu sự thật về vụ tai nạn máy bay "Boeing" của hàng không Malaysia. Hiện nay, ở bất cứ nơi nào trên đất nước Ukraina cũng thấy Mỹ, giống như ở Afghanistan.

Và phải nói rằng ở cả hai nơi đều thất bại như nhau. Chứng cớ là lần đi thăm mới đây của Ngoại trưởng John Kerry đến Kabul. "Cả hai đối thủ tranh cử tổng thống sẵn sàng hợp tác trong việc hình thành một chính phủ đoàn kết dân tộc", - ông Kerry nói sau cuộc hội đàm với cả Abdullah và Ashraf Ghani. Nhưng ngoại trưởng Mỹ vừa ra về, các ứng cử viên tổng thống ngay lập tức quên lời hứa của mình là không cãi nhau để lập ra một "chính phủ đoàn kết dân tộc." Đây chính là điểm khởi đầu cuộc khủng hoảng "dân sự" - làm thế nào để phân chia quyền lực, tượng trưng cho “tình đoàn kết dân tộc." Nói cách khác, kế hoạch của John Kerry, theo đó không có "kẻ thất bại" trong cuộc bầu cử, mà có “hai người chiến thắng" rõ ràng là điều không thể thực hiện.

Theo chuyên gia hàng đầu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Azhdar Kurtov, trưởng ban biên tập của tạp chí "Các vấn đề chiến lược quốc gia", Mỹ đã đánh mất nghệ thuật ngoại giao và bây giờ chỉ thích sử dụng sức mạnh:

“Các sự kiện gần đây khẳng định rằng Hoa Kỳ đang nhanh chóng mất tiềm năng đã từng tồn tại ở họ với tư cách là một siêu cường. Chúng ta đang nói về sự không nhất quán trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng. Điều này được thể hiện rõ ở Iraq và Afghanistan và một số khu vực Trung Đông khác. Chính vì thế mà Mỹ đã có những nỗ lực tài trợ cho các nhóm Hồi giáo cực đoan, sau đó các nhóm này biến thành tổ chức "Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông." Tất cả điều này cho thấy rằng Hoa Kỳ đã mất nghệ thuật ngoại giao và chỉ thích lên giọng chỉ huy, và kết quả là thậm chí đánh mất tính sáng suốt trong chính sách đối ngoại của mình.”

Rõ ràng là bằng biện pháp áp đặt như vậy sẽ không thể giải quyết được vấn đề lựa chọn tổng thống ở Afghanistan. Quan điểm của Nhà Trắng về vấn đề này - "Chỉ có một trong số các ứng cử viên trở thành tổng thống, nhưng cả hai người sẽ có vị trí rất quan trọng cho tương lai của Afghanistan" - khó có thể gia tăng tính hợp pháp của chính phủ và tổng thống tương lai. Nhân dân Afghanistan đã nói rằng trong thực tế cuộc bầu cử đã bị đánh cắp, và dễ hiểu là ai đã làm điều đó.

Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.