Chuyên mục
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Thứ tư 07/10/2015 08:02 GMT + 7
IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2015 và các nguy cơ rủi ro dường như đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc và tình trạng giá cả hàng hóa sụt giảm sẽ khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 hạ xuống mức thấp nhất kể từ đợt suy thoái năm 2009. 

Trong báo cáo được công bố ngày 6/10 trước thềm cuộc họp thường niên của IMF sẽ diễn ra trong tuần này ở Peru, định chế tài chính này dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2015, thấp hơn so với các mức dự báo 3,3% đưa ra hồi tháng 7 vừa qua và 3,4% của năm ngoái. Maurice Obstfeld, nhà kinh tế trưởng của IMF nhận định so với tình hình vài tháng trước, "các nguy cơ rủi ro dường như đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn”. Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng khó có khả năng xảy ra một cuộc suy thoái toàn cầu.

Bảng tỉ giá chứng khoán tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 17/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà kinh tế của IMF tin rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục chậm lại, chỉ vào khoảng 6,8% trong năm nay và 6,3% trong năm 2016 - mức thấp nhất trong 25 năm qua. Các biện pháp tài khóa và đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cũng theo IMF, sự "giảm tốc" của nền kinh tế Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục tác động đáng kể tới các nền kinh tế đang phát triển vốn dựa vào nguồn cung nhiên liệu thô của nước này. 

Trong khi đó, báo cáo dự báo Brazil sẽ ra khỏi danh sách 8 nền kinh tế lớn nhất thế giới và rớt xuống vị trí thứ 9 từ vị trí thứ 7 hiện nay. Nếu theo đúng dự báo của IMF, đây là lần đầu tiên kể từ năm 2007 tới nay, Brazil để mất vị thế của mình, nhường vị trí cho Ấn Độ và tụt xuống đứng sau Italia. Theo IMF, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil năm nay sẽ có khả năng chỉ đạt 1.800 tỷ USD, mức thấp nhất từ năm 2009. Năm ngoái, GDP của Brazil đạt 2.300 tỷ USD và vẫn giữ vị trí nền kinh tế số một khu vực Mỹ Latinh. IMF dự báo kinh tế nước Nam Mỹ này năm nay sẽ suy giảm 3%. Từ đầu năm tới nay, đồng nội tệ của Brazil đã bị phá giá tới 40%. Cuối tháng 9 vừa qua, đồng nội tệ Brazil bị rớt giá xuống mức kỷ lục 4,24 real/USD. 

Theo IMF, trong số những nền kinh tế bị tác động nặng nề nhất từ tình trạng giá cả hàng hóa lao dốc ngoài Brazil còn có Nga, với mức suy giảm của nền kinh tế là 3,8% do giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế của Phương Tây.

Phóng viên TTXVN tại Seoul đưa tin IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm nay từ mức 3,1% trước đó xuống còn 2,7% với lý do xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này đang ở trong tình trạng trì trệ trong khi tiêu thụ trong nước vẫn yếu ớt. Mức dự báo của IMF đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay của Hàn Quốc thấp hơn mục tiêu 3,1% mà Chính phủ nước này đã đặt ra và cũng thấp hơn mức 2,8% do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự đoán. Nhiều cơ quan nghiên cứu khác của Hàn Quốc cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống mức 2,5%.

Cũng theo IMF, các nền kinh tế phát triển ở châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đang dần có những bước cải thiện nhưng nhiều thị trường mới nổi hiện đang phải vật lộn với tình trạng giá dầu thô và hàng hóa thấp và môi trường kinh doanh không thuận lợi. Tổ chức quốc tế này khuyến cáo các nước ưu tiên hàng đầu cho việc phát huy tiềm năng tăng trưởng, đồng thời kêu gọi các nền kinh tế phát triển duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Đối với các nền kinh tế mới nổi, IMF kêu gọi thực hiện các nỗ lực tái cơ cấu rộng rãi nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh toàn diện song song với các nỗ lực đối phó với các nguy cơ suy thoái.
Nguồn: baotintuc.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.