Chuyên mục
Đại gia bất động sản người Việt trên đất Mỹ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Đại gia bất động sản người Việt trên đất Mỹ

Thứ sáu 11/03/2016 07:47 GMT + 7
Ngay khi đặt chân đến đất Mỹ, dù được hưởng trợ cấp, ông Triệu Như Phát đã bắt tay vào việc. Tham vọng và chịu khó học hỏi đã giúp ông trở thành đại gia bất động sản ở xứ người.

Triệu Như Phát hay còn gọi là Frank Jao, người sáng lập ra Trung tâm thương mại Asian Garden Mall, là một trong những doanh nhân thành đạt nhất Little Saigon, quận Cam, bang California (Mỹ). Ông Phát là chủ của Bridgecreek, tập đoàn bất động sản lớn với tài sản 400 triệu USD ở Little Saigon, khu vực tập trung nhiều Việt kiều nhất thế giới. Doanh nhân người Việt sinh ra tại Hải Phòng, theo OC Register.

Năm 7 tuổi, tức 1954, ông cùng gia đình chuyển vào sinh sống tại Đà Nẵng. Cuối tháng 4/1975, ông Phát khi đó 27 tuổi, cùng vợ sang Mỹ. Họ sống trong một căn hộ nhỏ ở thành phố Whittier, bang Califorina. Chính phủ Mỹ có khoản trợ cấp trong vòng 6 tháng đầu để ông có thời gian thích nghi với môi trường mới.


Ông Triệu Như Phát,  một doanh nhân Việt thành đạt trên đất Mỹ. Ảnh:  OC Register.

Tuy nhiên, chỉ vài tuần sau khi đặt chân tới Mỹ, người đàn ông Việt biết tiếng Anh đã tìm mục quảng cáo trên một tờ báo để tìm việc. “Tôi mua báo và vào mục quảng cáo. Tôi gọi điện và được nhận làm nhân viên kinh doanh máy hút bụi Kirby”, ông Phát nhớ lại.

Lúc đó suy nghĩ: “Sao phải vội ư? Cả đời tôi chưa phụ thuộc vào ai” xâm chiếm tâm hồn người đàn ông vừa chân ướt chân ráo ở xứ người. Lòng tự trọng, khát vọng làm giàu đã đưa người con xứ Cảng tới công việc trong thời gian sớm nhất.

Frank Jao từ bỏ công việc ở hãng Kirby chỉ trong 3 tuần. Ông làm bảo vệ ca đêm. Ban ngày, ông tranh thủ vừa học lớp tài chính, bất động sản, xây dựng vừa làm công nhân tại một công ty cơ khí. Chỉ trong một năm, vợ chồng ông đã chuyển đến một căn hộ nhỏ ở Garden Grove. Sau đó, ông Phát làm nhân viên kinh doanh bất động sản trong khi vợ làm việc tại một trường địa phương. Khi bán mỗi căn hộ, ông kiếm được khoảng 1.000 USD.

Bằng cách làm việc 16 giờ/ngày, người đàn ông gốc Việt kiếm được khoảng hơn 100.000 USD trong năm đầu tiên làm nhân viên kinh doanh. Năm 1978, 3 năm sau khi đến California, ông Phát thành lập Bridgecreek.

Ở tuổi 30, ông phát triển dự án đầu tiên, một khu thương mại nhở ở thành phố Westminster, hạt Orange.

Những năm sau đó, người đàn ông xứ Cảng đã xây dựng hệ thống các nhà đầu tư chủ yếu đến từ châu Á. Usman Admadjaja, nhà đầu tư Indonesia gốc Trung Quốc, là đối tác của ông từ thuở đầu lập nghiệp. Roger Chen, người Hong Kong, cũng là người hợp tác quan trọng của ông Phát.

Năm 1987, doanh nhân gốc Hải Phòng thành lập Asian Garden Mall, trung tâm thương mại mang tính biểu tượng của Little Saigon. Tyler Diep, một quan chức địa phương ở hạt Orange, nhận xét Asian Garden Mall là nơi nổi tiếng nhất Little Saigon mà người Việt rất muốn đến bởi mang công trình mang hình bóng quê hương.


Frank Jao và vợ tại Đại học Coastline, nơi ông từng học tập khi ở Mỹ. Ông Phát đã trở lại ngôi trường xưa để đóng góp vào nơi từng đào tạo ông trở thành doanh nhân thành đạt như ngày nay.  Ảnh:  OC Register. 

Khoảng 300 cửa hàng đang hoạt động trong Asian Garden Mall với các mặt hàng đa dạng, từ mỹ phẩm, nhà hàng đến trang sức.

“Người Việt Nam rất thích mua vàng. Khách từ khắp thế giới tìm đến đây bởi giá cả phải chăng”, ông chủ của Bridgecreek chia sẻ nhận định của ông về khách hàng. Nắm bắt được thị hiếu khách hàng, khát khao làm giàu và sự chăm chỉ đã giúp ông Phát trở thành một trong những người Việt giàu có nhất ở Little Saigon.

Trong nhiều năm qua, ông Phát đã lặng lẽ tìm cách để thành lập Đại học Fulbright ở Việt Nam với kinh phí đề xuất ban đầu là 100 triệu USD. Trường này sẽ đào tạo các ngành về chính sách công, kinh doanh, tài chính, luật, kỹ thuật và tiếp đó sẽ mở rộng sang cả nghệ thuật. Ông từng được bổ nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội giáo dục Việt Nam – cơ quan chuyên giám sát quan hệ hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ.

Đỗ Quyên
Nguồn: zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.