Chuyên mục
Chợ Việt ở Nga: Thân thương những món ăn Việt
BÌNH LUẬN
Trung Tam thương mai moscow mà đăng là chợ rau đung là nhà báo nói liều thật...còn bạn đi mua hàng khô thì phải chọn...
Chợ rau của người Việt ở Matxcova.???????
sớm 29 tết, tôi ghé vào hàng khô vn ở chợ chim. mua hết 3-4000 rub tiền hàng khô về ăn Tết và mua thêm con gà làm sẵn...

Chợ Việt ở Nga: Thân thương những món ăn Việt

Thứ ba 04/02/2014 12:56 GMT + 7
Nếu không có tiếng chào hàng lanh lảnh từ cô bán hàng người Việt nhưng nói bằng tiếng Nga thì bạn sẽ không nhận ra mình đang đứng ở chợ Mátxcơva, bởi 2/3 quầy hàng trong chợ là của người Việt…

Không ai còn nhớ những người Việt đầu tiên ra bán hàng ở chợ Nga từ năm nào, nhưng những người Việt sống lâu năm ở Nga nói rằng, đã phải hơn 30 năm qua cho đến nay, khái niệm “dân chợ” đã được gọi cố định để chỉ đến một bộ phận lớn cộng đồng người Việt sinh sống ở Nga. Giờ đây chợ của những người Việt ở thủ đô Mátxcơva đã được xây dựng hiện đại, tất cả đều giống như một trung tâm thương mại buôn bán sầm uất. Ngay cả chợ bán rau cũng thế. 

Những gian hàng của người Việt ở chợ Mátxcơva.

Những ai đã ở nước Nga khoảng 10 ngày trong khách sạn, khi đến chợ bán rau của người Việt sẽ có ngay cảm giác “như chết đuối vớ được cọc”. Quê hương Việt Nam thân thương như hiện rõ từ mùi vị béo ngậy của tô phở đầu chợ, đến những bó rau muống, rau răm, rau hành... thậm chí có cả lá mơ ăn kèm thịt chó.

Chợ rau nằm nép mình phía sau khu chợ quần áo Mátxcơva. Chợ bán đủ các loại thực phẩm từ các loại rau đặc trưng của Việt Nam đến thứ gia vị chỉ chuyên chế biến món ăn Việt. Những người Việt bán hàng trong chợ quần áo tranh thủ thời gian khi vắng khách ra chợ rau ăn vội bát phở bò thơm ngậy, chiều tan chợ ghé vào mua bó rau, con cá để về nhà chế biến bữa tối. Cứ đều đặn như vậy, chợ rau dù không quy mô, những hộ buôn bán trong chợ rau đều có thu nhập đều đều, ổn định.

Chị Hương (55 tuổi quê Nghệ An), có dáng người tròn trịa, ăn nói xởi lởi, là chủ của một hàng rau lớn nhất trong chợ. Chị Hương sang Nga đã hơn 10 năm nay. Chị vui vẻ kể: “Khi ở Việt Nam mình cũng là nông dân, sang Nga mình vẫn tiếp tục làm nông dân”. 

Những năm trước, chị Hương và nhiều người Việt khác đã thuê đất để trồng rau muống, rau cải, sau đó đưa hàng vào thủ đô cung cấp cho các đầu mối ở chợ và các nhà hàng của người Việt. Sau một thời gian, chị nhận thấy việc buôn bán rau khá đắt hàng và có lãi nên chị đã đóng tiền để kinh doanh một quầy hàng rau trong chợ. 

Việt Nam có gì, chợ Việt ở Nga có nấy

Thật thú vị khi ở Việt Nam có loại rau nào, bên này người Việt cũng trồng được những loại rau ấy, chỉ có điều giá thì đắt gấp mười lần ở Việt Nam. Những bó rau muống nhỏ chỉ bằng nắm tay có giá khoảng 15.000 VND. Muốn ăn một bữa rau muống luộc cũng phải mất ít nhất 5 bó rau như vậy. 

Những loại rau gia vị như răm, hành, mùi, ngò có giá 10 rúp, nhưng được bó nhỏ bằng đúng ngón tay cái. Chị Hương lý giải rằng: “Người Việt ăn hương ăn hoa là chính thôi, chứ ở Tây mà ăn đồ Việt đã đời thì tiền nào cho lại”.

TTTM có khu chợ bán rau của người Việt ở Matxcova.

Ngoài rau, chị Hương còn bán kèm thịt lợn, thậm chí những phiên chợ có cả thịt chó. Thịt lợn cũng do người Việt nuôi ở các trang trại dưới quê, mổ và làm sạch sau đó bảo quản đưa lên chợ bán. Theo lời chị Hương, riêng thịt chó, đôi khi có hàng từ Việt Nam được vận chuyển qua đường hàng không, nhưng thi thoảng cũng có hàng ở Nga. Người Việt vẫn chuộng thịt chó ta, nên giá tiền thịt chó ta thường đắt gấp đôi chó tây. 

Trong chợ cũng có những quầy hàng bán hải sản như tôm, cua gạch, cua thịt và cả những gian hàng bán đồ hải sản khô. Chị Nguyệt Anh- một chủ hàng có tiếng ở chợ Mátxcơva cho biết, chị thường đóng những công hàng lớn từ Việt Nam sang gồm cả quần áo, đồ khô bằng đường biển, nhưng những hàng như cua tươi thì phải chuyển bằng đường hàng không. Giá mỗi kg cua gạch ở đây dao động từ 700.000 đến 800.000 VND.

Cũng theo lời chị Vân Anh, tuy làm ăn có khó khăn hơn trước, nhưng đa số người Việt vẫn bám trụ ở đây, bởi theo nhận định của họ, Nga vẫn là thị trường hấp dẫn cho hàng hóa Việt và thu hút các doanh nhân. 

Hạ Anh
Nguồn: danviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.