Chuyên mục
Chế độ dân chủ Âu Mỹ sắp sụp đổ? (Phần 2)
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Chế độ dân chủ Âu Mỹ sắp sụp đổ? (Phần 2)

Thứ tư 03/05/2017 13:14 GMT + 7
Thường được ca ngợi là ngọn hải đăng của một xã hội văn minh nhưng có vẻ như chế độ dân chủ mà Mỹ và châu Âu luôn tư hào đang trên đà tàn lụi.

(Tiếp theo phần 1)

Giành quyền lực dân chủ


Giành lại quyền lực là điều mà bà Theresa May, thủ tướng hiện nay của Anh, đang cố gắng làm. Không chỉ ở châu Âu, mà cả ở chính đất nước của mình.

Khi ông Cameron từ chức, hơn 300 thành viên đảng Bảo thủ trong quốc hội do ông đứng đầu chọn ra 2 từ 5 ứng cử viên cho chiếc ghế lãnh đạo là bà Theresa May và bộ trưởng Năng lượng Anh Andrea Leadsom để 150.000 đảng viên bầu. Tuy nhiên bà Leadsom tự rút lui vì những tranh cãi quanh lời bình luận không hay về việc bà May không có con. Vì thế bà May đương nhiên trở thành người lãnh đạo mới. Trong hệ thống nghị viện của Anh, người đứng đầu đảng cầm quyền cũng nghiễm nhiên nắm chức thủ tướng.

Bà Theresa May không chỉ mạnh tay với châu Âu mà còn ở cả trong nước.

Con đường leo lên bậc thang quyền lực cao nhất của vị nữ chính trị gia này dễ dàng đến mức hãng CNN cho là “phi lý hết sức”. Các đảng còn lại của Anh cảm thấy không hài lòng và nhiều người dân nước này cho rằng mình bị “gạt ra trong toàn bộ quá trình”. Ủy viên Usman Ahmed của đảng Lao động gọi hệ thống này là “phi dân chủ”.

Từ khi lên nắm quyền, vị nữ lãnh đạo thứ 2 của Anh đã chứng tỏ mình là một con người quyết đoán và hành động khá mạnh tay. Bà May cương quyết đẩy nhanh tiến trình Brexit dù còn rất nhiều vướng mắc và tranh cãi từ cả phía dân chúng và quốc hội vì những chính sách “rắn” của vị thủ tướng.

Giữa tháng 4, bà tiếp tục tạo ra một cú sốc khi công bố sẽ bầu cử quốc hội sớm trong khi theo luật, lần bầu cử tiếp theo đến tận năm 2020 mới diễn ra. Giới quan sát cho rằng động thái này nhằm đè bẹp phe đối lập và gạt đi bất đồng trong quốc hội khi các cuộc đàm phán Brexit đang tăng tốc.

Báo chí Anh sốc với quyết định tổ chức bầu cử sớm của bà May.

Bà May thẳng thắn phê phán những đảng đối lập vì cho rằng họ hủy hoại chính phủ trong việc đàm phán thỏa thuận tốt nhất với Anh với EU. "Các phe đối lập tin rằng, bởi vì số ghế trong quốc hội của đảng Bảo thủ không nhiều, quyết tâm của chúng tôi sẽ suy yếu và họ có thể buộc chúng tôi thay đổi. Họ quá sai lầm", vị thủ tướng thẳng thừng nói.

Các nhà phân tích nhận xét bà May đang nổi giận vì người khác dám chống đối kế hoạch “ly dị” EU của mình. “Đây rõ ràng là lạm quyền”, Ian Dunt, nhà phân tích chính trị của hãng Politico, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Brexit: Trò gì đang diễn ra thế?” (Brexit: What The Hell Happens Now?), khẳng định.

Dân chủ biến thành độc tài

Bà May từng nói sẽ thống nhất nước Anh sau cuộc trưng cầu Brexit gây chia rẽ nhưng theo ông Dunt, tình hình hiện tại vẫn như cũ và nữ thủ tướng thực ra chỉ đang nhấn chìm mọi lời chống đối, không khác gì một tên độc tài.

Ở Ba Lan, đảng cánh hữu Pháp luật và Công lý mới chỉ lên nắm quyền năm 2015 nhưng đã nhanh chóng hạn chế quyền biểu tình, cấp thêm quyền giám sát cho các cơ quan an ninh trong khi ngăn chặn quyền hạn của tòa án hiến pháp. Tại Hungary, đảng cầm quyền Fidesz của thủ tướng Viktor Orban dẫn đầu làn sóng chống nhập cư trong những năm gần đây. Thậm chí, ông Orban gọi người di cư là “con ngựa Trojan của chủ nghĩa khủng bố”.

Hàng nghìn người biểu tình vì ông Orban đang sử dụng quyền lực một cách vô lý

Hungary đang vướng vào một vụ tranh chấp với EU vì hạn mức nhập cư và cách chính quyền ông Orban đối xử với những trại nhập cư ở nước này. Tổ chức phi chính phủ ủng hộ dân chủ toàn cầu Freedom House gọi chế độ này là “dân chủ phi tự do”. Ông Orban thậm chí còn muốn trục xuất cả một đại học tên là CEU vì bằng do trường cấp được chấp nhận ở cả Hungary và Mỹ, và theo ông điều này gây bất lợi cho các trường đại học Hungary.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một nhà lãnh đạo độc đoán khác có mối quan hệ băng giá với EU vì chính sách cấm người tị nạn Syria gây nhiều tranh cãi. Không chỉ có vậy, ông Erdogan còn khiến nhiều người lo lắng vì động thái không khác gì độc tài trong một cuộc trưng cầu dân ý mới đây. Vị tổng thống vừa giành được quyền thay đổi hiến pháp nhằm tập trung hết quyền lực vào mình bằng cách loại bỏ chức danh thủ tướng, tự thành lập nội các và một số thẩm phán cấp cao. Thậm chí, quyền hạn kiểm soát lập pháp của Quốc hội cũng bị hạn chế.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan muốn thâu tóm hết quyền lực vào tay mình.

Kết luận


Làn sóng dân túy, chống toàn cầu hóa, bài trừ nhập cư đang lan rộng khắp châu Âu. Trong khi đó, những nhà lãnh đạo quốc gia ngày càng tỏ ra độc đoán, không chấp nhận những ai chống đối. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi có lẽ nào nền dân chủ Âu Mỹ sắp lụi tàn?

Trang Hồ/Tổng hợp
Nguồn: ndh.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.