Chuyên mục
Châu Âu nặng nợ càng thêm yếu vì trừng phạt Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Châu Âu nặng nợ càng thêm yếu vì trừng phạt Nga

Thứ sáu 02/02/2018 15:07 GMT + 7
Hợp tác công- tư (PPP) đang khiến châu Âu nặng nợ lại thêm ảnh hưởng kinh tế từ trừng phạt Nga.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Văn phòng Thống kê EU, Eurostat, 28 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) có tổng nợ nần là 12,5 nghìn tỷ euro, có thể còn lớn hơn nữa.

Thống kê cho thấy, trong quý III/2017, tỷ lệ nợ/GDP của Hy Lạp là cao nhất trong khu vực đồng Euro, ở mức 177,4%. Tiếp theo là Ý (134,1%) và Bồ Đào Nha (130,8%).

Châu Âu đang ngồi trên đống nợ 12,5 nghìn tỷ euro.

Con số này đã được cho là một thành tích bởi tỷ lệ này trong toàn EU đã giảm từ 82,9% xuống 82,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tờ Die Welt của Đức dẫn phân tích của giới thống kê cho hay, có những khoản nợ tiềm ẩn mà không thể tìm thấy trong thống kê chính thức.

Những khoản nợ này không phải là nợ 'cứng', nhưng nếu ngay cả một phần nhỏ trong số trên không được hoàn trả, nó sẽ dẫn đến những khoản lỗ khổng lồ trong ngân sách quốc gia.

Cụ thể, số liệu thống kê của Eurostat dựa trên bốn loại nợ lớn, là những khoản bảo lãnh của Nhà nước liên quan đến nợ nần của bên thứ ba. Ví dụ như sự đảm bảo của một Bộ trưởng Tài chính ban hành đối với tiền gửi ngân hàng cho một pháp nhân nào.

Loại thứ hai liên quan đến quan hệ hợp tác Nhà nước- Tư nhân (PPP) trong đó Nhà nước thường chịu trách nhiệm cho bất kỳ rủi ro nào, chẳng hạn như khi một hồ bơi công cộng xây dựng lên không đạt được doanh thu dự kiến.

Loại nợ thứ ba là trách nhiệm pháp lý của các Tổng công ty nhà nước. Những khoản này bao gồm, ví dụ, tiền gửi của họ đối với các ngân hàng công.

Loại nợ thứ 4 là nợ xấu.

"Trong những điều kiện nhất định, những khoản nợ tiềm tàng này có thể trở thành nợ thực tế. Tương tự, các khoản vay nợ xấu có nghĩa là một khoản lỗ đối với Nhà nước nếu không được thanh toán" - đánh giá của Eurostat nhấn mạnh.

Dữ liệu trên thể hiện một bước tiến hơn nữa nhằm minh bạch hơn về tài chính công ở EU, cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về những ảnh hưởng có thể có đối với tài chính công của các quốc gia thành viên.

Trừng phạt Nga đang khiến châu Âu thêm kiệt quệ khi tìm hướng đi sang thị trường khác.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, châu Âu vẫn liên tục gia tăng sức ép với chính mình khi hạn chế các nguồn đầu tư từ Nga cũng như tiếp tục gia hạn các đòn trừng phạt kinh tế vốn chỉ mang lại thiệt thòi hơn cho nhiều quốc gia thành viên.

Tác động quan trọng nhất đối với thương mại song phương được cho là do các biện pháp đáp trả tương đương của Nga thông qua hồi tháng 8/2014 khi cấm các hàng nông sản và thực phẩm khác nhau của EU.

Theo báo cáo mới nhất của Quốc hội châu Âu, hầu hết các nhà sản xuất thực phẩm của EU đều thích ứng với lệnh cấm bằng việc chuyển sang các thị trường khác như Mỹ và Trung Quốc. Nhưng các thành viên khác không có khả năng làm vậy và bị ảnh hưởng nặng nề.

"Phần Lan, Latvia, và Estonia đã mất 37, 33 và 26% tiềm năng xuất khẩu nông sản" - báo cáo cho hay.

Thậm chí, thành viên EU khác là  Đức đã không thể hóa giải nổi các trừng phạt đáp trả của Nga.

Báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức dẫn lại các báo cáo cho hay: "Đức tổn thất thương mại xuất khẩu 40% so với các nước phương Tây khác ít bị ảnh hưởng hơn".

Xuất khẩu từ Anh sang Nga giảm 7,9%, trong khi xuất khẩu của Pháp giảm 4,1%. Thương mại giữa Mỹ và Nga chỉ giảm 0,6%.

Các nhà phân tích nhấn mạnh rằng tổn thất xuất khẩu tổng thể ở các thành viên EU do các lệnh trừng phạt qua lại được tính vào khoảng 37,5 tỷ euro (khoảng khoảng 43,6 tỷ USD).

Trong đó, tổn thất của EU chiếm 90% trong con số khổng lồ trên.

Các dấu hiệu kinh tế cho thấy, kinh tế châu Âu đang ngày càng khó khăn hơn đối với các tình huống chính trị như trừng phạt Nga. Bởi thế mà tại Đức, luôn có các cuộc tranh luận và cả Ngoại trưởng hay cả các nghị sỹ Đức đã luôn hối thúc sự chấm dứt gia hạn các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Đông Phong
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.