Chuyên mục
Bloomberg: Phương Tây đang
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bloomberg: Phương Tây đang "giúp đỡ" ngành sản xuất Nga

Thứ sáu 03/04/2015 10:28 GMT + 7

Theo hãng tin Bloomberg, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Nga không bị thiệt hại nặng nề do các lệnh trừng phạt, mà đó lại còn là phương thuốc giúp ngành sản xuất của nước này hồi phục và sẽ ngày càng mạnh lên như thời kỳ sau năm 1998.

 Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Nga sẽ không suy yếu, mà các lệnh trừng phạt còn trở thành phương thuốc dài hạn cho quốc gia này. Số liệu tăng trưởng quý 4/2014 của Nga đã gây bất ngờ và động lực phục hồi của nước này có thể không cần phụ thuộc vào dầu mỏ nữa.

Ngày 1/4, Tổng Cục Thống kê Nga (FSS) cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 0,4% trong 3 tháng cuối của năm ngoái, cao hơn so với dự đoán không tăng trưởng của các chuyên gia kinh tế. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tình trạng này có thể là một “sự vùng vẫy trước khi chết”. Vào cuối năm ngoái, khi đồng Rúp mất giá và giá dầu đi xuống, người dân Nga đã tăng cường tích trữ hàng điện tử nhập khẩu và mua xe đắt tiền nhưng không phải để dùng mà là đầu cơ với hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng trở lại.

Chuyên gia kinh tế trưởng Birgit Hansl của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định một lý do nữa khiến Nga tăng trưởng bất chấp tình hình khó khăn là do chính phủ cùng ngân hàng trung ương đã phản ứng nhanh chóng và thành công trong ổn định nền kinh tế.

 Tuy nhiên, trong bản báo cáo kinh tế mới đây của chuyên gia Hansl, triển vọng tăng trưởng kinh tế Nga tiếp tục bị hạ thấp. Kịch bản cơ sở cho quốc gia này là kinh tế suy giảm 3,8% trong năm nay và giảm 0,3% trong năm 2016. Các chuyên gia tin rằng kinh tế Nga vẫn chưa hoàn toàn “thấm đòn” từ việc giá dầu giảm. Bên cạnh đó, họ dự đoán rằng thu nhập và chi tiêu của người dân sẽ bị giảm do lạm phát cao (bình quân 16,5% trong năm nay) cùng với sự suy giảm của tín dụng tiêu dùng.

Theo WB, nhu cầu đầu tư tại Nga cũng sẽ giảm mạnh, nhưng đồng Rúp yếu sẽ hỗ trợ tài chính cho việc mở rộng với quy mô nhỏ tại một số ngành có lãi.

Ngược lại, một số chuyên gia lại đánh giá cao về khả năng phát triển lĩnh vực kinh tế phi dầu mỏ của Nga. Chuyên gia kinh tế trưởng Ivan Tchakarov của Citigroup tại Moscow nói rằng quốc gia này có thể phục hồi dần dần chứ không thể nhanh như thời kỳ sau năm 1998.

Trong thời kỳ đó, Nga vỡ nợ trong nước và đồng Rúp mất giá mạnh. Quốc gia này đã phải thực hiện chính sách kiểm soát vốn, qua đó gây ra những hậu quả tai hại. Nhập khẩu hàng hóa vào Nga thời kỳ đó thậm chí còn khó khăn hơn hiện tại. GDP của Nga giảm 5,3%. Nhưng năm sau đó, nền kinh tế này bất ngờ hồi phục 6,4% do các nhà sản xuất địa phương và những nhà đầu tư nước ngoài nhìn thấy cơ hội trên thị trường nội địa, vốn bị các hàng hóa nhập khẩu bỏ lại.

 Chuyên gia Tchakarov đánh giá rằng tỷ giá thực của đồng Rúp (REER) năm 1999 dựa theo sự khác biệt về năng suất giữa Nga và các đối tác. Qua đó khiến hàng hóa tự sản xuất của Nga có tính cạnh tranh hơn. Do đó, sự tăng trưởng của Nga trong thời kỳ này không phải tự nhiên mà có và yếu tố trên đã thúc đẩy sự thành công của các công ty Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp.

Trong những năm sau đó, tình hình đã thay đổi khi giá dầu tăng khiến đồng Rúp tăng nhanh hơn so với sự cải thiện của năng suất lao động. Nga lúc đó lại có lợi khi nhập khẩu hàng hóa hơn so với việc tự sản xuất. Theo đánh giá của ông Tchakarov, quốc gia này hiện nay cần có năng suất lao động cao hơn 30% so với các đối tác thương mại mới có thể duy trì tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế tương tự như thời kỳ năm 1999.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đã giảm từ 20% GDP năm 2000 xuống 3% hiện nay. Quốc gia này không có sự chuẩn bị cho đợt giảm giá dầu mạnh năm ngoái. Tuy nhiên, những thành quả nước này xây dựng được từ năm 1999 hiện vẫn còn. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ giá thực lại một lần nữa có xu hướng dựa theo năng suất lao động của Nga:

Chuyên gia Tchakarov nói rằng quốc gia này có đủ nguồn lực về thiết bị sản xuất cũng như nhân lực để bắt đầu bù đắp khoảng trống trên thị trường tiêu dùng do hàng nhập khẩu để lại. Trước đây, sự suy giảm trong lĩnh vực tự sản xuất của Nga đã từng khiến năng suất lao động giảm xuống:

              

Nguyên nhân duy nhất khiến ông Tchakarov cho rằng tăng trưởng kinh tế Nga sẽ không được nhanh như năm 1998 là giá dầu thấp. Tình hình giá dầu sẽ giới hạn việc khôi phục và tăng trưởng của kinh tế Nga trong năm tới.

Cả những chuyên gia với dự đoán tiêu cực như Hansl hay tích cực như Tchakarov đều có những lý lẽ riêng khi đánh giá những yếu tố thị trường.

Cho dù thế nào đi nữa, Nga là một quốc gia có thị trường nội địa lớn và mới chỉ bị suy giảm xuất khẩu mới đây. Tình hình này trước đây đã từng xảy ra vào cuối thập niên 90, khi đó các công ty Nga gặp nhiều khó khăn hơn do còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp nước này dù chịu nhiều áp lực nhưng đã có kinh nghiệm và nhiều nguồn lực hơn. Nguồn vốn hàng trăm tỷ USD rút ra khỏi thị trường Nga có thể được đầu tư trở lại. Hơn nữa, lãi suất hiện nay của Nga hấp dẫn hơn nhiều so với Châu Âu, Châu Á và Mỹ.

Hoàng Nam – Theo BloombergView
Nguồn: ndh.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.