Chuyên mục
50 năm, bí mật chiếc máy bay do thám nhanh nhất thế giới
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

50 năm, bí mật chiếc máy bay do thám nhanh nhất thế giới

Thứ sáu 14/11/2014 13:49 GMT + 7
Năm 1974, trung tá phi công Brian Shul của Không lực Mỹ lái chiếc máy bay bay trên vùng biên giới Campuchia - Thái Lan và máy bay của ông bị bắn cháy trên bầu trời. Brian kịp bung dù thoát thân trước khi chiếc máy bay rơi xuống đất và cháy dữ dội. Bản thân Brian bị thương và bị bỏng nặng. 

Ông tự nhủ mình sẽ chẳng bao giờ bay nữa. Tuy nhiên sau những cuộc giải phẫu, sức khỏe ông hồi phục nhanh bất ngờ, những chấn thương tâm lý cũng được nguôi ngoai rất nhanh… Thế là Brian trở lại công việc của một phi công quân sự và dữ dội hơn. Ông được đào tạo lái loại máy bay SR-71, biệt danh “huyền điểu” - một loại máy bay do thám hiện đại nhất lúc bấy giờ, có thể bay cao gấp ba lần máy bay thương mại, tốc độ nhanh gấp ba lần âm thanh. Nhiều loại hỏa tiễn của đối phương chỉ biết… ngửi khói chiếc SR-71 mà thôi.

Brian Shul và chiếc máy bay do thám SR-71

Vì sao quân đội Mỹ bí mật nghiên cứu và chế tạo chiếc máy bay SR-71 vượt đẳng cấp về mặt thời gian này? Rất đơn giản bởi năm 1962, thời điểm đỉnh cao của chiến tranh lạnh Mỹ - Liên Xô, chiếc máy bay do thám siêu tối tân của Mỹ là U-2 do phi công lão luyện Gary Powers lái đang thực thi nhiệm vụ do thám trên các căn cứ vũ trụ trên mặt đất của Liên Xô và bị không quân Liên Xô bắn hạ. Người Mỹ cảm thấy lòng kiêu hãnh bị tổn thương… và “Huyền điểu” SR-71 gấp rút ra đời. 

Máy bay này đã được không quân Mỹ cho nghỉ hưu năm 1999, nhưng nó vẫn đang nắm giữ nhiều kỷ lục như tốc độ, trần bay.

Trong những phi vụ chiến đấu loại máy bay hai chỗ ngồi (trước và sau) này, Trung tá Brian Shul luôn đi cùng người ngồi sau là Walter Watson. Bộ đôi phi công này thực thi hàng loạt phi vụ từ nước Anh đến Okinawa của Nhật. Những vụ oanh kích từ Tripoli theo lệnh của Tổng thống Reagan tiêu diệt chế độ Gaddafi đến vùng Benghazi trên chiếc SR-71.

Nhân ngày Không lực Mỹ kỷ niệm 50 chuyến bay đầu tiên của “niềm kiêu hãnh Mỹ” (13-11-1964), phóng viên chuyên về khí tài quân sự Tom Breakwell có cuộc trao đổi với viên phi công đầu tiên lái chiếc máy bay siêu hiện đại này.

PV Tom Breakwell: Chào Brian, anh có thể kể chi tiết về thảm kịch của anh khi chiếc máy bay của anh bị bắn cháy và anh thoát nạn như thế nào?

Trung tá Brian Shul: Lần ấy chúng tôi bay trên bầu trời biên giới Thái- Lào để tư vấn cho các lực lượng liên quan. Khi tôi bay đến vùng miền Nam Thái Lan, giáp giới với Campuchia thì một hỏa lực nhỏ, loại tên lửa cầm tay bắn trúng máy bay chúng tôi.

Tôi nghĩ mọi chuyện đã kết thúc với tôi. Chiếc máy bay bị bể ra cháy khi đó rất gần mặt đất nên tôi nghĩ tôi không còn khả năng sống sót nếu không thoát được ra khỏi chiếc máy bay gặp nạn khi nó đang lao xuống đất. Thế nhưng cuối cùng dù rất gần mặt đất nhưng tôi đã bung dù thành công. Chúa đã cứu tôi, tôi cảm thấy may mắn vô cùng. Khi dù tiếp đất, tôi nghĩ mình đã sống sót và chỉ chờ được mọi người cứu chữa. Bây giờ hồi tưởng lại tôi vẫn nhớ từng thời khắc nhỏ nhất trong khoảng thời gian hãi hùng ấy.

Và anh đã được đưa sang tận Okinawa của Nhật để chữa trị chấn thương và các vết bỏng nặng?

Chính xác, tôi đã sống sót và từ chỗ bị thương tôi được chuyển bằng loại chuyên cơ vòng qua một vành đai Thái Bình Dương để đến căn cứ Okinawa để chữa trị. Trên chuyến bay tôi đã được tổ bác sĩ chuyên về bỏng từ Mỹ sang cứu chữa. Sau đó tôi được đưa về căn cứ San Antonio. Tại đó tôi trải qua 15 lần phẫu thuật và may mắn sống sót, các vết bỏng được tổ bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ rất đẹp… và thế là khi chữa trị xong tôi tập thể lực rất nhiều mà… lại bay.

Brian Shul trong cabin SR-71

Lần này thì bay với SR-71 thách thức hơn nhiều, nó không phải trải nghiệm của một phi công mà là nhà du hành vũ trụ chứ?

Đúng là như vậy, SR-71 bay cao 90.000 feet, cao gấp ba lần máy bay thương mại, tốc độ nhanh gấp ba lần âm thanh… rõ ràng điều khiển chiếc máy bay như thế thì phi công giống như là nhà du hành vũ trụ với nguồn thể lực tốt…

Chiếc SR-71 trông rất khủng khiếp và điên dại, ở thời điểm lần đầu ra đời, nó còn mang dáng dấp của một con tàu vũ trụ trong tương lai, ấn tượng của anh ra sao khi lần đầu tiên nhìn thấy nó?

Tuyệt nhiên là ấn tượng không thể nào quên. Khi nó được kéo ra từ nhà che thì lúc ấy tôi đang được phỏng vấn là tôi nhìn nó thật hoành tráng và đầy nguồn cảm hứng. Ban kiểm tra dự án cũng bắt đầu dùng các thiết bị để kiểm tra kỹ năng, sức chịu áp lực của chúng tôi trước khi ngồi lên cabin chiếc SR-71 này. Tôi thật cảm thấy hạnh phúc vì mình là một phần hữu ích trong đề án đó. Thật tự hào vì trước khi ngồi cabin chúng tôi đã khoác trên người bộ đồ bay như phi công vũ trụ, đội chiếc nón bảo hiểm tối tân.

SR-71 bay nhanh như thế nào?

Rất dễ điều khiển nó, SR-71 bay tốc độ 2.000 dặm/giờ. Điều này có nghĩa một dặm nó chỉ tốn hai giây để vượt qua. Với tốc độ như thế thì bản thân phi công còn cảm thấy chiếc máy bay có thể muốn bay nhanh hơn nữa, nhưng giới hạn là ở chỗ sức chịu đựng của phi công. Tốc độ SR-71 nhanh gấp ba lần âm thanh.

Sau này khi về hưu, anh còn giữ lại những album ảnh chụp từ SR-71, sao anh chụp được khi điều hành chiếc máy bay hiện đại này?

Chụp ảnh từ máy bay là công việc yêu thích của tôi. Xung quanh máy bay có gắn rất nhiều camera và như thế việc điều khiển cho những camera này chụp hình cũng rất dễ dàng. Khi tôi lái SR-71 tôi suy nghĩ rất kỹ về những bức ảnh mà SR-71 chụp được là rất hoành tráng vì trần bay của nó rất cao. Sau nhiều năm bay cùng SR-71 tôi đã sở hữu được hơn 200 bức hình đẹp. Thỉnh thoảng tôi vẫn cho đăng tải trên các tạp chí ảnh.

Ở độ cao 90.000 feet, anh thấy những gì trên bầu trời và mặt đất?

Tôi đã mô tả rất nhiều trong những cuốn sách của mình. Khi bay trong bầu trời đêm trên Thái Bình Dương thì thật tuyệt vời, tôi nhìn thấy Dải ngân hà với những góc nhìn mà trên mặt đất bạn không thể thấy được. Và cả cảm giác cũng rất khó tả. Chỉ những người trải nghiệm như chúng tôi thì mới thấu hiểu hết cảm giác. 

Bức ảnh bầu trời chụp từ SR-71

Có những phi vụ mà tôi đã nhìn thấy có hai… bình minh và hai hoàng hôn trong một ngày. Đó là khi bay lên cực Bắc bạn nhìn thấy một lần hoàng hôn hay bình minh cùng những vì sao. Nhưng khi xong phi vụ quay trở về nơi nào đó thì bạn lại một lần nữa, đón bình Minh hoay hoàng hôn. Tôi cũng nhiều lần bay qua vùng Đông Nam Á mà 13 năm trước tôi bị bắn cháy rồi sang Bắc Phi, Tây Ban Nha, Pháp… đều là những trải nghiệm tuyệt vời.

Năm 1986, Tổng thống Reagan ra lệnh không kích Lybia thì chính anh là phi công được giao trọng trách do thám, thu nhập thông tin trước phi vụ?

Đúng là vậy, năm 1986, Tổng thống Reagan ra lệnh không kích Lybia. Tôi và người bay chung là Walter Watson đã thực thi ba phi vụ đến Lybia trong ba ngày xuất phát từ nước Anh. Tổ bay của chúng tôi đã đi vào lịch sử bằng ba phi vụ trong ba ngày trên một chiếc máy bay và cùng thực thi những vụ do thám.

Trong cuốn sách hồi ký thứ hai của tôi có nhan đề “Những điều không thể chạm vào được” tôi đã mô tả những khoảnh khắc trong những phi vụ này. Khi chúng tôi thu thập thông tin về, thì tất cả Bộ chỉ huy, những người liên quan tham gia phân tích thông tin trên những chiếc máy bay khác mà chúng tôi truyền tới. SR-71 của chúng tôi bay thấp hơn vệ tinh, nhưng các camera gắn trên máy bay thì có thể mở rộng hoặc co lại cự ly ống kính. Nói chung những thiết bị camera do thám trên máy bay SR-71 là hài lòng vì nó luôn được cải tiến để đáp ứng những nhiệm vụ, những phi vụ bay cao nhằm tránh kẻ thù.

Trước đây có lần anh nói khi thực thi các phi vụ ở Bắc Băng dương anh rất ngán ngẩm những căn cứ hỏa tiễn trên đất liền của Nga, anh sợ bị bắn hạ, hay anh vẫn không tin tưởng tuyệt đối của chiếc máy bay vượt bức tường âm thanh gấp ba lần này?

Tôi có một niềm tin mãnh liệt vào cỗ máy vượt bức tường âm thanh này. Nhưng khi ấy có rất nhiều thứ của đối phương đang tập trung vào và xem chúng tôi là mục tiêu cho dù tốc độ và trần bay của nó hầu như là an toàn tuyệt đối vẫn không phải là tuyệt đối. 

26 năm làm việc cỗ máy bay này đã “kích” cho đối phương phóng đi 4.000 hỏa tiễn nhưng đều không làm gì được nhưng không phải vì những thứ an toàn ấy đảm bảo cho bạn là đó là một cỗ máy bất khả xâm phạm. Cái gì cũng có thể bị bắn hạ. Vấn đề là nó phải luôn được cải tiến.

Vũ khí của đối phương nào là thứ đối địch của SR-71?

Khi chúng ra có SR-71 thì Nga cố gắng chế tạo ra chiếc MiG-25 để bắn hạ nó, nhưng gần 30 năm sau đó Nga vẫn chưa thể chế tạo ra chiếc nào tốt hơn SR-71. SR-71 là chiếc máy bay phản lực tốt nhất những năm 1960. Đó là một chiếc phản lực cơ mang lại những cảm giác trải nghiệm cho phi công thật mãnh liệt. Đó là phương tiện... du lịch cảm giác tốc độ. Bạn có thể “sờ” được vào tên lửa đối phương muốn bắn hạ nó (do tốc độ máy bay bằng và cao hơn tốc độ đạn đạo).

Anh nói rằng, khi cho máy bay vào vùng do thám thuộc không phận của Nga và Triều Tiên, anh có một cảm giác khó tả?

Bản thân chiếc SR-71 đã vượt bức tường âm thanh, ở đầu và đuôi máy bay có gắn thiết bị do thám cực nhạy khi bị kẻ thù phát hiện từ xa. Khi bay đến những đất nước như Triều Tiên thì những thiết bị trên phát huy tác dụng hết khả năng của mình và người phi công cũng để mắt liên tục đến những tín hiệu nó phát ra để kịp thời có phương án xử lý nếu thiết bị cho biết đối phương đã phát hiện ra. 

Nhiều bộ phận trên máy bay có thể chịu nhiệt trên 900 độ C nhưng rõ ràng đó không phải là chiếc máy bay tàng hình (tránh được rada đối phương), nó cũng chỉ là chiếc máy bay siêu thanh mà thôi. Còn thiết bị dò tìm của đối phương thì rất nhiều, trong đó có thể những thiệt bị tầm nhiệt.

Phi vụ nào trên SR-71 làm anh ấn tượng nhất?

Đó là một lần thực thi phi vụ do thám vào Triều Tiên từ Okinamwa, khi một động cơ của máy bay bị trục trặc khiến chiếc máy bay mất cân bằng. Sau đó chúng tôi phải rời khỏi không phận Triều Tiên. Đó là một khoảng khắc rất cảm giác mạnh và mãnh liệt mà tôi trải qua trong vòng ít phút. Nhưng cuối cùng tôi kịp quay trở lại Okinawa ngay trong đêm mà không xảy ra sự cố. 

Thực sự thì lần xảy ra sự cố đó, đó là lúc chúng tôi đang ở ranh giới giữa cái sống và cái chết. Trong đào tạo phi công chiến đấu chúng tôi không được phép bị áp lực quá nặng khi đối đầu với nguy hiểm và phải tỉnh táo xử lý đến cùng. Lúc đó tôi quay ra sau nhìn người bay cùng với mình như những lời chào từ biệt. Nhưng rồi chúng tôi cũng đã kịp về và hạ cánh an toàn.

Và anh đã vĩnh viễn chia tay nó?

Còn hàng khối công việc phải làm khi chia tay SR-71. Thực sự đó là những năm tháng của những cảm xúc mãnh liệt và cả bi kịch nữa. Bây giờ nếu ai đó đề nghị tôi trở lại bay một vài phi vụ nữa là tôi sẽ nhận lời ngay. Cuộc sống vẫn tiếp tục cơ mà. Tôi rất tự hào vì tôi là một trong 93 phi công được lái máy bay SR-71 thực thi những phi vụ thực tế. Một niềm tự hào đi theo mãi đời tôi.

DUY ÂN (Lược dịch từ Today)
Nguồn: Pháp luật
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.