Chuyên mục
Vì sao quán quân Đường lên đỉnh Olympia không về nước?
BÌNH LUẬN
Thế giới hết tài nguyên rồi thì người ta nghĩ đến cái tài nguyên ko bao giờ hết đấy là chất xám VN hãy tỉnh ngộ điều...
Thế giới hết tài nguyên rồi thì người ta nghĩ đến cái tài nguyên ko bao giờ hết đấy là chất xám VN hãy tỉnh ngộ điều...

Vì sao quán quân Đường lên đỉnh Olympia không về nước?

Thứ hai 09/09/2013 05:59 GMT + 7
Sau khi nhận được học bổng toàn phần tại Úc, các quán quân của chương trình đều định cư và làm việc tại nước ngoài.

Một thực tế cho thấy, hầu hết các thí sinh đạt giải nhất trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia sau khi du học Úc đều rất thành công và định cư tại nước ngoài.Tiêu biểu, nhà vô địch đầu tiên, Trần Ngọc Minh sau khi nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Swinburne, thì vào làm việc cho một công ty về lĩnh vực viễn thông tại Úc.

Hay Phan Mạnh Tân - nhà vô địch năm thứ 2 - cũng đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ và làm việc tại công ty IBM (Melbourne, Úc). Lê Vũ Hoàng cũng là một trong những quán quân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Sau khi chạm tay đến chiếc vòng nguyệt quế của năm thứ 6, Hoàng đã hoàn thành tốt chương trình học của mình và sớm có một công việc ổn định tại đất nước chuột túi. Anh cũng đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ được 3 năm.

Đâu là lý do khiến nhiều quán quân của chương trình Đường lên đỉnh Olympia quyết định không về nước làm việc?

 
Bà Nguyễn Thị Trung Hà - Giám đốc Chi nhánh Tổ chức giáo dục IDP Hà Nội (thứ hai từ trái sang) và ông Garrath Bell - Giám đốc học vụ Trung tâm giáo dục và đào tạo Úc (ACET) là 2 khách mời của chương trình.

Trong chương trình giao lưu trực tuyến Tiếng Anh dành cho du học, bà Nguyễn Thị Trung Hà, Giám đốc Chi nhánh Tổ chức giáo dục IDP Hà Nội, lý giải: “Cơ hội để được nhận học bổng toàn phần ở Úc là rất hiếm. Bởi 90% du học sinh Việt tại Úc là đi theo con đường tự túc. Để nhận được học bổng toàn phần, các bạn phải đạt từ giải 3 các kỳ thi Olympic quốc tế trở lên. Vì vậy, việc được nhận học bổng toàn phần của các quán quân cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia là cơ hội rất tốt của các bạn”.

Hơn nữa, theo bà Hà nguyên nhân quan trọng nhất khiến rất nhiều quán quân của chương trình không về nước làm việc đó là do các bạn đều đã tìm được cơ hội tốt ở nước ngoài về môi trường, điều kiện làm việc, khả năng phát triển sử nghiệp tương lại. Đặc biệt, hiện nay, chính phủ Úc đã thực hiện rất nhiều chính sách có lợi cho sinh viên quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng khiến đất nước này trở thành điểm đến lý tưởng của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam.

Tại Úc, để giải quyết vấn đề tài chính, các sinh viên dễ dàng có thể kiếm việc làm thêm. Với công việc chân tay đơn thuần như giao hàng, phụ bếp các bạn có thể kiếm được 10 - 15 đô la Úc/giờ. Với những công việc đòi hỏi kỹ năng như pha chế, làm bếp… thì kiếm được từ 30 đô la Úc/giờ trở lên. Thậm chí, nhiều sinh viên giỏi của trường thể được nhận làm trợ giảng với mức thu nhập 40 đô la Úc/giờ.

Đặc biệt, bà Hà cho biết nhiều thí sinh của chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã nhận được công việc này với thu nhập rất cao từ khi là sinh viên năm thứ 2.

Bên cạnh đó, các du học sinh cũng có nhiều cơ hội để được định cư và tìm việc làm tại Úc. Hiện tại, mọi sinh viên học từ chương trình đại học trở lên tại đây đều có quyền xin visa ở lại làm việc 2 năm trở lên. Đặc biệt, việc quyết định bạn có được định cư hay không sẽ được chấm điểm rất công khai. Cách tính điểm sẽ dựa trên những tiêu chí như độ tuổi, bằng cấp, kinh nghiệm. Nếu đủ 65 điểm, thì có thể đăng ký xin visa định cư.

Trước đây, thời gian định cư chỉ có 1,5 năm và phải học những ngành nằm trong danh sách ưu tiên (những ngành Úc thiếu nhân lực). Vì vậy, thay đổi này tạo ra rất nhiều cơ hội cho các sinh viên quốc tế.

Có thể thấy, chính môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ tốt đã hấp dẫn rất nhiều thí sinh dự thi chương trình Đường lên đỉnh Olympia ở lại làm việc tại Úc. Vì vậy, theo bà Hà để thay đổi vấn đề này nhà nước cần có chính sách thu hút nhân tài cụ thể, hấp dẫn hơn.


An Hoàng
Nguồn: news.zing.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.