Chuyên mục
Vì sao hàng ngàn người Triều Tiên tìm đường bỏ trốn sang Thái Lan?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Vì sao hàng ngàn người Triều Tiên tìm đường bỏ trốn sang Thái Lan?

Thứ năm 17/08/2017 08:11 GMT + 7
Dù cách xa gần 5.000 km nhưng hàng ngàn người Triều Tiên vẫn tìm cách vượt biên trái phép sang Thái Lan để từ đó đặt chân tới "thiên đường" Hàn Quốc.

Theo tờ Express (Anh), hàng ngàn người Triều Tiên đang tìm cách bỏ trốn trái phép sang Thái Lan thông qua một mạng lưới ngầm của những người theo đạo Cơ đốc.

Thái Lan hiện được xem là một điểm trung chuyển khá phổ biến với những người có ý định bỏ trốn khỏi Triều Tiên mặc dù hai quốc gia này cách nhau tới 3.000 dặm (hơn 4.800km).

Ngày càng nhiều người dân Triều Tiên tìm đường sang Thái Lan để từ đó tới Hàn Quốc.

Thông thường, hành trình bỏ trốn khỏi Triều Tiên để tới Hàn Quốc thông qua Trung Quốc đối với công dân Triều Tiên có hai cách. Thứ nhất là nhờ sự giúp đỡ của các đường dây buôn người dù chi phí có thể lên đến hàng ngàn USD/người. Cách thứ hai là thông qua các mạng lưới Cơ đốc giáo bí mật hoạt động ngoài Seoul còn được mệnh danh là “tuyến đường sắt ngầm". 

Người đứng đầu của một trong những mạng lưới Cơ đốc này cho biết: “Khi những người đào tẩu mới ra khỏi Triều Tiên, trông họ đều hốc hác và gầy guộc. Chúng tôi thường để họ ở lại nhà của các con chiên ở Trung Quốc khoảng một tháng, chỉ để ăn uống cho đầy đủ. Đây không phải là hành động mang tính tốt bụng mà là vì nếu một người Triều Tiên trông quá gầy yếu, họ rất dễ bị mạng lưới giám sát Trung Quốc phát hiện”. 

Điều đáng nói là đối với những người đào tẩu khỏi Triều Tiên, họ đều bị choáng ngợp trước sự hiện đại của Trung Quốc. Theo chia sẻ của một người Triều Tiên đào tẩu, anh này chưa bao giờ được ăn thịt lợn cho đến khi được đưa tới sống trong một gia đình Trung Quốc. Thậm chí, anh này còn cảm thấy kỳ quặc khi được chủ nhà cho ăn bánh gato nhân ngày sinh nhật của mình. Bởi đối với người dân Triều Tiên, bánh gato không phải là một món ăn phổ biến. 

Khi những người Triều Tiên  trông khỏe mạnh hơn, họ sẽ được đưa đi sơ tán khỏi tầm mắt của giới chức Trung Quốc và tiếp tục lên đường đi xuống biên giới giáp Lào bằng tàu hỏa hoặc xe khách. Tiếp đó là chuỗi ngày vượt rừng, chèo thuyền và thậm chí là ngồi tiếp lên các chuyến xe khách đi xuyên Lào đến khu vực sông Mê Kông giáp biên giới Thái Lan. Tại đây, họ sẽ tìm đến cảnh sát và xin được bắt giữ. Việc bắt giữ này sẽ cho phép Hàn Quốc có cơ hội thương thảo với phía Thái Lan để thả công dân Triều Tiên đào tẩu và đưa họ đến Seoul. Sau khi bị phỏng vấn, những công dân Triều Tiên đào tẩu sẽ được thả và hòa nhập với xã hội Hàn Quốc. 

Dù cách khá xa Triều Tiên nhưng Thái Lan vẫn là một trong những quốc gia được người dân Triều Tiên chọn để tìm đường sang Hàn Quốc.

Theo Reuters, con đường từ "Triều Tiên tới Thái Lan" đang ngày càng thu hút nhiều người. Điển hình chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, 385 người Triều Tiên đã đi qua các tuyến đường bất hợp pháp để tới Thái Lan. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục tăng thì cho tới cuối năm nay, khoảng 800 người Triều Tiên đào tẩu sẽ có mặt ở Thái Lan. 

Chia sẻ với Reuters, một quan chức nhập cư giấu tên cho hay: "Trung bình có từ 20 – 30 người Triều Tiên tới khu vực phía bắc Thái Lan một tuần". Và trong năm ngoái, có khoảng 500 người Triều Tiên đào tẩu đã sang Thái Lan.

Còn theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, 593 người Triều Tiên đào tẩu đã sang nước này trong 6 tháng đầu năm 2017.

Về phần mình, chính phủ Thái Lan coi người Triều Tiên là những người di cư trái phép thay vì người tị nạn. Bởi Thái Lan không ký kết Công ước Geneva về người tị nạn năm 1951 và cũng không có quy định pháp lý đối với người tị nạn. Do đó, chính phủ Thái Lan cùng chính phủ Hàn Quốc và những người Triều Tiên đào tẩu thường tự thỏa thuận với nhau.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn cũng hiếm khi xử lý các vụ việc liên quan tới người Triều Tiên đào tẩu ở Thái Lan bởi chính phủ Thái Lan và Hàn Quốc đã tự giải quyết vấn đề này.

Minh Thu (lược dịch)
Nguồn: infonet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.