Chuyên mục
Park Geun-hye - sự sụp đổ của một công chúa chính trị
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Park Geun-hye - sự sụp đổ của một công chúa chính trị

Thứ sáu 31/03/2017 09:08 GMT + 7
Câu chuyện của cựu Tổng thống Park Geun-hye chính là lịch sử của Hàn Quốc. Là tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc bị luận tội và phế truất, bà Park đã có một cuộc đời nếm trải những phút vinh quang, nhưng có lẽ nhiều hơn cả là bi kịch và bê bối.



Bi kịch và trách nhiệm

Bà Park Geun-hye quen thuộc với những biến động chính trị từ nhỏ, cả của gia đình bà và của đất nước Hàn Quốc. Bà chuyển vào Nhà Xanh (Phủ Tổng thống Hàn Quốc) từ lúc 9 tuổi, khi cha bà, Tướng Park Chung-hee  lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự năm 1961.
Năm 1974, ở tuổi 22, mẹ bà bị giết chết trong một âm mưu ám sát nhằm vào cha bà, rồi bà nhận vai trò đệ nhất quý bà, cùng cha mình chào đón các vị lãnh đạo thế giới. Đây là cuộc thực tập đầu tiên cho bà về việc lãnh đạo đất nước.

"Với việc mẹ tôi bất ngờ qua đời... những trách nhiệm và nhiệm vụ nặng nề của một đệ nhất phu nhân bất ngờ ập đến với tôi. Đó thực sự là một nhiệm vụ khó khăn" - bà kể với CNN năm 2014.


Bà Park Geun-hye đóng vai trò đệ nhất quý bà sau khi mẹ mất, xuất hiện thường xuyên cạnh cha mình khi đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới.

5 năm sau đó, năm 1979, đến lượt cha bà bị ám sát trong các cuộc biểu tình phản đối diện rộng chống lại sự lãnh đạo được xem là độc tài của ông, vụ ám sát do chính giám đốc an ninh riêng của ông ra tay. 

Park Geun-hye rời khỏi Nhà Xanh, để hơn 3 thập kỷ sau lại dọn vào đây trên tư cách tổng thống sau khi được bầu năm 2012.

Nữ hoàng bầu cử

Những năm 1980 đó, bà rút lui khỏi tầm quan sát của công chúng, sống một cuộc sống mà theo bà là rất bình thường. Bà đứng đầu ban quản trị ở các trường đại học, các quỹ học bổng cho sinh viên.

Với lịch sử gia đình như vậy, Park Geun-hye là một chính trị gia lão luyện. Bà được thuyết phục trở lại chính trường sau khi thấy tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á cuối những năm 1990. Bà được bầu làm nghị sĩ của đảng Đại Dân tộc (GNP) ở địa hạt Daiseong năm 1998 rồi dần dần trở thành chủ tịch của đảng này. Bà Park đã giúp GNP thành thắng lợi đáng kể, chiến thắng trong tất cả 40 cuộc bầu cử lại và tái bầu cử, khiến bà có ảnh hưởng lớn và được gọi là "Nữ hoàng bầu cử".

Nhưng con đường tới quyền lực chính trị của bà cũng không dễ dàng. Năm 2006 bà bị tấn công bằng dao khi đi tranh cử trước bầu cử địa phương ở Seoul. Bị thương, song bà vẫn tiếp tục theo đuổi chính trị.

Park Geun-hye ứng cử tổng thống lần đầu năm 2007 nhưng thất bại trước ứng cử viên Lee Myung-bak khi đó, để rồi lại chiến thắng vào năm 2012, trở lại Nhà Xanh hơn 3 thập kỷ sau khi cha mẹ bà bị ám sát.

Sự độc đoán và thảm họa Sewol

Trở thành nữ tổng thống đầu tiên trong một xã hội Hàn Quốc vốn gia trưởng, Park Geun-hye đã khơi dậy niềm hy vọng thúc đẩy bình đẳng giới. Cách cầm quyền của bà được xem là gợi nhớ đến cách thức của người cha quá cố của bà.

"Theo các trợ lý, kiểu quản lý của bà ấy làm gợi nhớ đến ông Park Chung-hee, cách thức đó độc đoán hơn so với cách thức thường thấy ở Hàn Quốc trong nền dân chủ thế kỷ 21" - CNN dẫn lời nhà nghiên cứu Duyeon Kim của Đại học Georgetown bình luận.

Chỉ hơn một năm sau khi lên nắm quyền, thảm họa lại xảy ra với bà. Đó là sự cố chìm phà Seoul vào 16.4.2014, chiếc phà chở hàng trăm hành khác, chủ yếu là học sinh đi dã ngoại, đã bị chìm khiến 304 người chết đuối. Rất nhanh, người ta tìm ra rằng đó là thảm họa do con người gây ra do lỗi quản lý và điều hành tồi, nhưng bà Park bị chỉ trích nặng nề vì người ta không biết bà ở đâu trong những giờ con tàu chìm, và mãi 7 tiếng sau kể từ khi thảm họa bắt đầu bà mới xuất hiện để lên tiếng với công chúng.

"Đó là một vết nhơ với việc cầm quyền của bà ấy" - John Delury, giáo sư Đại học Yonsei ở Seoul nói. "Vô cùng nhạy cảm khi lúc đó bà ấy không ở đó. Người ta không chờ bà ấy sẽ cứu được con tàu như một phép màu, nhưng người ta cần sự lãnh đạo".

"Tôi tin rằng một người nên đánh giá và đặt giá trị tối ưu vào lòng tin, sự tin tưởng" - bà Park nói sau thảm họa Sewol.

Bị thao túng

Trong hơn 4 năm cầm quyền, có lúc uy tín của bà lên rất cao vì chính sách cứng rắn với Triều Tiên, thành công trong quanh hệ với Mỹ và Trung Quốc, nhưng vụ Sewol đã làm suy chuyển lòng tin của công chúng với bà.

Và vụ bê bối bắt đầu bung ra năm ngoái liên quan đến bà bạn thân Choi Soon-sil là giọt nước cuối cùng với hàng triệu người Hàn Quốc. Đến tháng 11.2016 sự ủng hộ dành cho Tổng thống Park Geun-hye chỉ còn 4 -5% sau khi bê bối vỡ tung.


Bà bạn thân Choi Soon-sil đang bị xét xử

Bà Choi Soon-sil là bạn tin cậy và cố vấn của bà Park trong suốt những năm làm tổng thống, song thực ra gia đình bà Choi đã trở thành bạn của bà Park khi cha bà Park vẫn nắm quyền.

Từ khi mẹ bà Park qua đời, người ta đã đặt câu hỏi về ảnh hưởng của một thủ lĩnh tôn giáo tên Choi Tae-min với đệ nhất tiểu thư Park Geun-hye.

Một bức điện ngoại giao mật của Mỹ năm 2007 do WikiLeaks công bố đã nhắc tới tin đồn rằng, Choi Tae-min "hoàn toàn kiểm soát tâm hồn và thể xác bà Park trong những năm bà hình thành và con ông ta nhờ đó đã tích lũy được tài sản lớn".

Tháng 10.2016, thông tin cho thấy một trong những người con của Choi Tae-min chính là Choi Soon-sil, đã có được sự tin cậy của bà Park và được bà nghe theo suốt nhiều thập kỷ.

Trong những lời xin lỗi vừa qua, bà Park nói bà không thể tha thứ cho mình vì để bà Choi vượt quá giới hạn, nhưng vẫn khẳng định bà không sai trái về pháp lý. Choi Soon-sil đã bị bắt và bị xét xử vì can thiệp vào công việc quốc gia và tống tiền. Nhưng cho đến giờ rất ít người tin Park Geun-hye.

Sự chia rẽ xã hội

Nhìn rộng ra, vụ việc phản ánh sự rạn nứt lịch sử sâu sắc trong xã hội Hàn Quốc. BBC cho biết, 77% người Hàn Quốc ủng hộ việc luận tội tổng thống, với họ, sự thất bại của bà Park là bằng chứng cho những thiếu sót về thể chế và chính trị của đất nước.

Điều này bao gồm những ân huệ và nạn tham nhũng trong giới thượng lưu kinh tế Hàn Quốc mà bằng chứng là sự dính líu của Samsung; gồm sự ưu đãi và thiếu minh bạch trong một hệ thống giáo dục- bằng chứng là việc con gái bà Choi được nhận vào một trong những trường đại học hàng đầu Hàn Quốc...

Với 20% phản đối luận tội bà, chủ yếu là những người đã ở tuổi 60 hay hơn nữa, thì việc tấn công tổng thống là một hành động có động cơ chính trị, dựa trên những tin đồn và cáo buộc vô căn cứ. Họ cho rằng bà có lỗi trong việc đánh giá kém khi dựa vào bạn thân, nhưng quyết định của tòa đã chịu sức ép của công chúng.

Họ cũng nhìn nhận chiến dịch chống lại bà Park là cuộc tấn công vào di sản của cha bà, cựu Tổng thống Park Chung-hee, người bị gọi là nhà lãnh đạo độc tài nhưng cũng là người đã tạo ra phép màu Sông Hàn làm biến đổi nhanh chóng Hàn Quốc thành nền kinh tế lớn thứ tư Châu Á. Việc luận tội tổng thống đã bôi nhọ và làm mất uy tín của thành công này cũng như của thế hệ lớn tuổi ở Hàn Quốc đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế đặc biệt của Hàn Quốc.

Còn những người chống đối bà thì xem đây là sự khẳng định sự sống động và tính hiệu quả của các thể chế chính trị, là sự khẳng định những bước phát triển quốc gia thay thế dựa trên thành công của phong trào dân chủ hóa những năm 1980 để kết thúc thời kỳ độc tài.
Nguồn: laodong.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.