Chuyên mục
Dù muốn hay không, phán quyết về UNCLOS sẽ mang tính ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Dù muốn hay không, phán quyết về UNCLOS sẽ mang tính ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc

Thứ ba 26/07/2016 03:11 GMT + 7
Truyền thông quốc tế bắt đầu tập trung vào phán quyết được mong đợi vào thứ Ba tuần này về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc. Chiến dịch tuyên truyền và ngoại giao chớp nhoáng của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã làm gia tăng sự chú ý đối với vụ kiện lên đỉnh điểm. Nội dung tranh chấp bao gồm không dưới 15 vấn đề mà trong đó phần nhiều mang tính kĩ thuật. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản của vụ kiện – về việc liệu phán quyết có tính ràng buộc pháp lý đối với Trung Quốc cũng như Philippines hay không – có vẻ khá đơn giản. Tuy nhiên, vẫn còn sự hiểu lầm phổ biến xung quanh vấn đề đó.


Ảnh minh họa.

Trước hết chúng ta cần nhìn nhận rằng đây không phải là phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay như nhiều báo chí công bố. Tòa Trọng tài Thường trực chỉ là cơ quan hành chính để hỗ trợ một tòa án quốc tế được thành lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) nhằm xử lý vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết sẽ được đưa ra bởi Tòa án UNCLOS, bao gồm 5 trong số các chuyên gia luật biển hàng đầu của thế giới.

Mặc dù bất kì quyết định nào của Tòa cũng có thể dễ dàng được cho là “gây tranh cãi”, nhưng nếu hiểu một cách đúng đắn thì bất chấp các nỗ lực không mệt mỏi của Bắc Kinh nhằm hạ thấp tính hợp pháp của Tòa – và thậm chí là năng lực và sự công bằng của các thẩm phán – Trung Quốc vẫn sẽ chịu sự ràng buộc pháp lý của quyết định Tòa án đưa ra.

Trung Quốc tuyên bố rằng họ có ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ đối với các thực thể đất liền và vùng nước tại Biển Đông. Nước này từ chối chịu ràng buộc bởi phán quyết của Tòa với lý do rằng quyết định này sẽ giải quyết các vấn đề chủ quyền lãnh thổ (nước nào sở hữu đảo nào) và phân định hàng hải (cách thức giải quyết các tuyên bố ranh giới trên biển chồng lấn giữa các nước) và Trung Quốc chưa bao giờ chấp nhận bất cứ phán quyết của một bên thứ ba về những vấn đề này.
Lập luận Trung Quốc đưa ra ở đây là mang tính đánh lạc hướng dư luận. Tòa đã tuyên bố rằng phán quyết của mình không quyết định những vấn đề trên mà chỉ xét tới những câu hỏi quan trọng khác, trong đó đều liên quan đến cách giải thích và áp dụng UNCLOS và do đó thuộc thẩm quyền quyết định của Tòa án. Bằng việc phê chuẩn Công ước, trong đó có các điều khoản yêu cầu giải quyết tranh chấp bắt buộc và đòi hỏi tất cả các bên tuân thủ kết quả phán quyết, Trung Quốc rõ ràng đã chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài. 

Ví dụ, Tòa có thể nhấn mạnh ý nghĩa của Điều khoản quan trọng 121.3 của Công ước bằng cách làm rõ và áp dụng các tiêu chí xác định việc một hòn đảo, bất kể ai sở hữu nó, có được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa cũng như vùng lãnh hải 12 hải lý gắn với mỗi đảo hay không.  

Tòa cũng có thể làm rõ mối quan hệ giữa Công ước với các yêu sách hàng hải của các nước tồn tại trước khi Công ước được thông qua. Cụ thể, Tòa án có thể quyết định liệu “đường 9 đoạn” mập mờ của Trung Quốc – lần đầu xuất hiện trên một bản đồ của chính quyền Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ 2 trước khi chính quyền Cộng sản hiện nay được thiết lập – có được xem là một “quyền lịch sử” mà vẫn có giá trị sau khi Công ước được thông qua.

Công ước đã trao thẩm quyền trả lời các câu hỏi này cho một nhóm 5 chuyên gia khách quan và độc lập mà tư cách thành viên và nguyên tắc xử lý của họ được quy định một cách đầy đủ. Các nước thông qua Công ước không cần phải đưa ra sự chấp thuận khi phải đối mặt với một khiếu kiện liên quan đến mình. 

Khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước và đồng ý chịu ràng buộc bởi bất cứ quyết định của một bên thứ 3 như vậy, việc thể hiện sự chấp thuận chỉ là để thể hiện chủ quyền của Trung Quốc cũng như cam kết của nước này đối với các hiệp ước quốc tế tôn trọng và tuân thủ mọi phán quyết của vụ kiện.

Vì vậy, khi Trung Quốc cho rằng về bản chất các vấn đề được đưa ra trong vụ kiện có liên quan đến các câu hỏi về chủ quyền lãnh thổ và phân định hàng hải – do đó nằm bên ngoài thẩm quyền xét xử của Tòa án – Trung Quốc có quyền trình bày những lập luận này lên Tòa án xem xét.
 Nhưng Trung Quốc đã từ chối tham gia vào thủ tục tố tụng của Tòa, đơn phương tuyên bố rằng do đối với họ những lập luận này là chính xác về mặt pháp lý, họ không cần phải trình bày chúng lên Tòa án xem xét một cách khách quan. Tuy vậy, Tòa vẫn đã làm hết sức mình để đánh giá các lập luận về thẩm quyền xét xử của Trung Quốc. 

Hãy thử nghĩ rằng hệ thống pháp lý của thế giới sẽ ra sao nếu một quốc gia trước đó đã chấp thuận một quyết định mang tính bắt buộc của bên thứ 3 – như các nước đã làm trong hơn 90 thỏa thuận quốc tế - nay lại có thể đơn giản chối bỏ cam kết của mình trong khi vẫn nằm trong hiệp ước đó và bày tỏ sự thiếu tôn trọng phán quyết của một tòa án ủy quyền độc lập. Các quy định của UNCLOS rõ ràng nghiêm cấm các hành vi như vậy vì nó vi phạm luật pháp quốc tế. 

Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách tránh bị mang tiếng vi phạm luật pháp quốc tế mặc dù, như những người ủng hộ nước này chỉ ra, Mỹ trong một vụ việc tranh chấp với Nicaragua 3 thập kỷ trước đã phớt lờ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế sau khi Tòa bác bỏ tuyên bố của Hoa Kỳ là Tòa thiếu thẩm quyền xét xử. Hành động đáng tiếc này của chính quyền Reagan vẫn đang tiếp tục gây tổn hại đến uy tín của Mỹ cho đến ngày nay. Sự miễn cưỡng của Wasington trong việc chấp thuận giải quyết tranh chấp của bên thứ 3 độc lập cũng có thể là một trong những lý do Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS. 

Các nhà lãnh đạo hiện nay của Trung Quốc, có vẻ như chỉ gần đây mới nhận thức được sự phản đối rộng rãi của quốc tế với lập trường pháp lý của họ về vấn đề Biển Đông, đã cố gắng hết mức để hạn chế thiệt hại mà Bắc Kinh có thể gặp phải. Các phát ngôn viên của họ đã đưa ra những lời biện hộ không mấy thuyết phục cho việc chính phủ từ chối không tuân thủ cam kết về UNCLOS. Một số ít thậm chí đã lập luận rằng thông qua việc tố cáo các hành động được cho là không phù hợp của Tòa án, Trung Quốc đã trở thành người bảo vệ luật pháp quốc tế chân chính. Thay vì cố gắng đảo ngược luật pháp quốc tế, Trung Quốc sẽ khôn ngoan hơn nếu nước này nối lại các cuộc đàm phán song phương với Philippines trên cơ sở phán quyết ràng buộc của Tòa án.

Tác giả: Jerome A. Cohen, NYU
Jerome A.Cohen là Giám đốc Viện Luật Mỹ - châu Á, Giáo sư Luật thuộc Đại học New York, chuyên gia nghiên cứu cấp cao về châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại.

Nguồn:
http://www.eastasiaforum.org/2016/07/11/like-it-or-not-unclos-arbitration-is-legally-binding-for-china/

31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.