Chuyên mục
Lao động xuất khẩu sang Saudi Arabia: Tuyệt vọng kêu cứu
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Lao động xuất khẩu sang Saudi Arabia: Tuyệt vọng kêu cứu

Thứ bảy 30/05/2015 09:00 GMT + 7
Bất đồng ngôn ngữ, lại là lao động (LĐ) lớn tuổi, trình độ thấp nên khi gặp bất trắc, NLĐ rất khó khăn để kêu cứu về nước. Trong khi đó, không hiếm DN “đem con bỏ chợ”, khi dư luận lên tiếng, phía Cty chỉ trả lời “mới nghe lần đầu, sẽ xác minh”… 

Giữa trưa nắng, chị Nhàn phải ra lau sân theo yêu cầu của chủ.

Muốn về nước phải nộp… phạt

Theo lãnh đạo một Cty XKLĐ, nguyên nhân mà thị trường Saudi Arabia hút nhiều LĐ, đặc biệt là LĐ nữ vì thị trường này khá dễ tính trong việc tuyển người về độ tuổi, trình độ…, NLĐ không phải bỏ ra chi phí mà chi phí này được phía chủ sử dụng LĐ ở Ả Rập bỏ ra. Đây cũng chính là nguồn cơn bi kịch của những nữ giúp việc Việt Nam: Đi không mất tiền nhưng về phải nộp “tiền chuộc”. Nhiều LĐ nữ chịu không nổi, phải nhờ gia đình vay nóng, cầm cố nhà cửa để được về nước trong khi tiền lương không đủ để trả nợ. “Đi XKLĐ mong đổi đời, kiếm tiền phụ chồng, nuôi con, ai ngờ còn làm khổ cả gia đình” - Chị Đ.T.K.Chi (quê Tây Ninh), nói.

Cách đây hơn 1 năm, gia đình chị Đặng Thị Lan Chi (ngụ Đoàn Văn Bơ, P.16 quận 4, TPHCM), làm giúp việc nhà ở Saudi Arabia , đã kêu cứu đến báo Lao Động, với mong muốn đưa được chị về nước. Theo lời chị Lan Chi, do bất đồng ngôn ngữ, chị làm gì sai, không hiểu ý đều bị dọa đánh. Không chịu nổi, chị muốn về Việt Nam khi liên lạc với Cty thì phía Cty yêu cầu phải nộp 4.000USD, nếu không thì phải làm hết 2 năm mới được về.

Tương tự, chị Huỳnh Ngọc Bích (quê An Điền, An Nhứt , Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu - cho biết, do không trụ nổi với công việc quá sức, chị Bích đề nghị Cty cho đổi chủ, nhưng Cty nói khi nào bị đánh, bị xâm hại, hay không được trả lương thì mới được đổi. Chị Bích xin về thì ông chủ đòi 20.000 rial (hơn 100 triệu VND). Ông chủ cho biết đó là số tiền đã nộp cho Cty để có NLĐ giúp việc. Chị kể, một lần vì quá mệt, chị làm không nổi thì bị ông chủ vô kéo bắt dậy. “Tôi nói tôi bệnh, tôi xin về Việt Nam thì ông chủ tát tới tấp vào mặt tôi” - chị Bích trình bày. Sau đó, ông chủ còn lấy cái cây định đánh tiếp, nhưng con ông này can ngăn nên thôi.

Sau nhiều lần kêu cứu, chị Bích cho biết, Cty cũng giải quyết để chị được về nhưng chị phải đóng 40 triệu đồng, Cty cũng sẽ hỗ trợ các chi phí liên quan. “Thôi vậy cho xong, ổn thỏa mọi chuyện, tôi cũng mệt mỏi lắm rồi” - chị Bích nói.

Sẽ không được rời đi nếu chủ chưa đồng ý

Có một thực tế, trước khi sang Saudi Arabia, người giúp việc gia đình thường được cam kết làm việc 8 giờ/ngày, đảm bảo quyền nghỉ phép, nghỉ ốm, tăng lương ngoài giờ làm việc… tương tự Luật LĐ ở Việt Nam, nhưng ở Saudi Arabia, giúp việc gia đình là loại hình vẫn chưa được pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, LĐ nước ngoài sẽ không được phép rời khỏi Saudi Arabia nếu như không có sự đồng ý của chủ sử dụng LĐ.

Theo lời của một giám đốc Cty XKLĐ thì Cty của anh không mặn mà với thị trường Ả Rập vì có quá nhiều rủi ro. Anh giải thích, giúp việc trong các gia đình đạo Hồi không đơn giản. Bởi, phong tục tập quán của đạo Hồi không giống với Châu Á, có rất nhiều quy định nghiêm ngặt, khắt khe. Hầu như giờ giấc làm việc ở đó không có. Các gia đình hay tổ chức tiệc tùng và có cháu nhỏ, người giúp việc thường phải thức phục vụ, làm việc rất khuya…

Điều đáng nói, khi rủi ro xảy ra đối với người giúp việc gia đình tại Saudi Arabia thì việc xử lý rất phức tạp. Chủ nhà giấu NLĐ đi hoặc đưa sang một địa điểm khác ngoài đăng ký. Theo quy định của quốc gia này, một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ nên không thể xác định được người giúp việc Việt Nam đang làm việc tại nhà của người vợ nào. Vì chủ nhà phải bỏ ra một số tiền lớn để có được nữ giúp việc nên họ có thể “sang tay” nữ giúp việc sang một gia đình khác để lấy lại tiền bỏ ra, ở những trường hợp này nếu không giữ được liên lạc thì rất dễ…mất dấu.

Một thực tế nữa, theo quy định Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ phải cử người sang nước tiếp nhận để nắm được tình hình thực tế, giám sát lao động giúp việc gia đình có làm công việc và trả lương như trong hợp đồng hay không. Tuy nhiên, vì khoảng cách địa lý lớn, chi phí tốn kém nên nhiều doanh nghiệp phải cử chung một người sang giám sát tại Saudi Arabia. Thậm chí, không ít đơn vị phớt lờ quy định này, dẫn đến tình trạng không kiểm soát, thậm chí “mất dấu” lao động giúp việc gia đình.


TỔ PHÓNG VIÊN ĐIỀU TRA
Nguồn: laodong.com.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.