Chuyên mục
Kết thúc chiến dịch đưa lao động Việt Nam từ Lybia về nước
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Kết thúc chiến dịch đưa lao động Việt Nam từ Lybia về nước

Thứ ba 23/09/2014 04:29 GMT + 7
Sau hơn 1 tháng triển khai, chiến dịch di tản lao động Việt Nam từ Lybia về nước về cơ bản đã kết thúc. Đến ngày 21/9, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, có 1.758/1.763 lao động Việt Nam làm việc tại Libya đã về nước an toàn.

Lao động Việt Nam đang trên đường từ Lybia về Việt Nam

Theo ông Phạm Viết Hương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trưởng đoàn công tác của Bộ LĐ-TB&XH tại Tuynizi - thời điểm tháng 7.2014, trước khi có sự bất ổn về chính trị tại Lybia, các doanh nghiệp Việt Nam đã phái cử 1.763 lao động sang làm việc tại Libya.

Khi tình hình chính trị bất ổn xảy ra tại Libya, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Ngoại giao đã trình Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng việc đưa người lao động sang làm việc tại Libya.

Đặc biệt, các cơ quan chức năng kiến nghị đưa ngay số lao động đang làm việc ở hai điểm nóng có chiến sự ở Lybia là Tripoli và Bengazi về nước.

Sau đó tất cả lao động Việt Nam tại Lybia được di chuyển về nước.

Việc di chuyển lao động từ Lybia về Việt Nam có 4 hướng chính, gồm:

Di chuyển theo đường bộ về biên giới giữa Libya và Ai Cập hoặc đường hàng không đến sân bay Cairo (AiCập) để về Việt Nam; di chuyển bằng đường hàng không hoặc đường biển qua Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Malta; di chuyển bằng đường bộ qua biên giới Libya - Algeria, Tunisia để về Việt Nam.

So với chiến dịch giải cứu lao động Việt Nam từ Lybia năm 2011, đợt giải cứu này có khó khăn hơn vì chiến sự mang tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực nhất định.

Các chủ sử dụng lao động ở những khu vực chưa có chiến sự không đồng ý cho lao động Việt Nam về nước.

Các tổ chức quốc tế chưa tham gia nhiều trong việc hỗ trợ lao động sơ tán như năm 2011.

Bộ LĐ-TB&XH đã cử đại diện hỗ trợ Đại sứ quán Việt Nam tại Libya tổ chức đưa lao động về nước, cử hai đoàn công tác cùng cán bộ một số doanh nghiệp sang Ai Cập, Tunisia để tổ chức đưa lao động.

Các doanh nghiệp phái cử lao động cũng được Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo đàm phán với chủ sử dụng lao động để thanh toán đầy đủ tiền lương, các chế độ liên quan cho người lao động và tổ chức đưa lao động về nước.

Lao động Việt Nam từ Lybia đang làm thủ tục tại sân bay Nội Bài (Hà Nội)

Đến ngày 13/8, toàn bộ số lao động Việt Nam làm việc tại các khu vực có giao tranh của Lybia đã về nước.

Tới ngày 21/9, có 1758/1763 lao động đã về nước an toàn.

Các chi phí vận chuyển lao động đều được chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp Việt Nam chi trả hoặc từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước để đảm bảo người lao động trở về nhà an toàn.

Bộ LĐ-TB&XH chi hỗ trợ người lao động từ 1.000.000 - 7.500.000 đồng/người, tùy theo mức độ khác nhau.

Ngoài ra, khi thanh lý hợp đồng với doanh nghiệp XKLĐ, người lao động sẽ được hoàn lại một số khoản chi phí theo quy định của pháp luật. Bộ LĐ-TB&XH chỉ đạo các doanh nghiệp XKLĐ ưu tiên tuyển chọn, giảm chi phí cho những lao động từ Lybia về nước để đi làm việc theo các hợp đồng tại các thị trường khác.

Như vậy, Việt Nam hiện còn 5 lao động chưa về nước trong đợt này.

Ông Phạm Viết Hương cho biết: “2/5 lao động còn lại đang làm việc ở Misrata (cách Tripoliz 250 km về hướng Đông). Mặc dù đã được gia đình, doanh nghiệp và Đại sứ quán thuyết phục nhưng họ vẫn xin ở lại Libya làm việc”.

Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đã đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và doanh nghiệp thường xuyên giữ liên lạc với người lao động để hỗ trợ khi cần thiết.

Với 3 lao động Việt Nam bị mất tích, Đại sứ quán Việt Nam tại Libya đã phối hợp với chủ sử dụng lao động và chính quyền địa phương, thậm chí thuê các tổ chức bên ngoài tổ chức tìm kiếm nhưng chưa có kết quả.

Việc tìm kiếm 3 lao động này sẽ được phối hợp với tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế tiếp tục thực hiện.

Hoàng Mạnh

THEO DÒNG SỰ KIỆN

- Đến ngày 21/9, có 1758/1763 lao động Việt Nam từ Lybia về nước an toàn. Còn lại 5 lao động chưa về nước, trong đó 2 lao động có nguyện vọng tiếp tục làm việc tại Lybia, 3 lao động mất tích.

- Đến hết ngày 15/8, có thêm 294 lao động Việt nam đã về nước. Nâng tổng số lao động Việt Nam từ Lybia lên 1.201 người.

- Tới 18h ngày 13/8, số lao động Việt Nam từ Lybia về nước là 907 người.

- Ngày 12/8, số lao động Việt nam về nước an toàn là 887 người.

- Hết ngày 11/8, Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết đã có 626 lao động Việt Nam từ Lybia về nước.

- 13h50 ngày 11/8, 93 lao động Việt Nam từ Lybia về Việt Nam an toàn. Đây là những lao động làm việc cho nhà thầu Huyndai Engineering.

- Sáng 11/8, 56 lao động Việt Nam tại Lybia về nước an toàn trên các chuyến bay thương mại.

- 13h30 ngày 10/8, chuyến bay VN 9052 đã chở 184 lao động Việt nam từ Cai rô (Aicập)về tới sân bay Nội Bài (Hà Nôi). Đây là những lao động của công ty Vinamex sang làm việc cho nhà thầu Huyndai Engineering (tên cũ là Huyndai Amco).

- 13h ngày 9/8, 25 lao động Việt Nam từ vùng chiến sự Benghazi (Lybia) đã về tới Việt nam...

- Trước đó, giữa tháng 7/2014, Việt Nam có 1.763 lao động làm việc tại Lybia. Các hoạt động đưa lao động về nước tiếp tục trong tháng 8.

Nguồn: Dân Trí
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.