Chuyên mục
Nga khôn khéo khiến Mỹ nể phục ở Trung Đông
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga khôn khéo khiến Mỹ nể phục ở Trung Đông

Chủ nhật 26/11/2017 15:10 GMT + 7
Nga không chỉ thể hiện sức mạnh quân sự mà còn khôn khéo để chuyển hóa đối thủ ở Trung Đông và khiến Mỹ phải nể phục.

Cân bằng Iran và Israel

Trang phân tích Á-Âu vừa có bài phân tích cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự linh hoạt của Nga trong chính sách đối với khu vực Trung Đông. Nga không chỉ biết thể hiện sức mạnh mà còn mềm dẻo về đối sách để tìm tiếng nói chung với Mỹ và các đồng minh.

Theo bài viết, cuộc tranh giành vị thế thống trị giữa Saudi Arabia và Iran - một bên là lãnh đạo thế giới Hồi giáo Sunni và một bên đứng đầu dòng Hồi giáo Shi’ite - đang diễn ra ở khắp Trung Đông.

Tại Syria và Yemen, thế đối đầu này đã dẫn đến cuộc xung đột công khai. Tại Iraq, hai nước nói trên chủ yếu tìm cách giành vị thế áp đảo chính trị.

Tại những nơi khác, hai quốc gia này đang cạnh tranh thông qua các bên ủy nhiệm, với việc cung cấp hỗ trợ cho các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột ở Bahrain, Qatar, Pakistan, và Afghanistan.

Nga có lý do khi "làm ngơ" trước các cuộc không kích của Israel ở Syria?

Mối thù lâu năm này nằm trong cuộc đấu tranh địa chính trị lớn hơn mà Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev gọi là “Chiến tranh Lạnh mới”, cụ thể Mỹ đang hỗ trợ Saudi Arabia và các đồng minh chống lại sự hậu thuẫn của Nga cho Iran, phong trào Hezbollah và Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến Syria.

Tuy nhiên, “Chiến tranh Lạnh mới” không hẳn giống với cuộc Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường trong thế kỷ 20 bởi quan điểm của hai nhà lãnh đạo chủ chốt - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin - vẫn khá mập mờ.

Bài viết cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump rất ngưỡng mộ nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Tháng 7/2017, ông đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ ở Tây Nam Syria. Ông Trump cuối cùng đã nhận ra rằng một tác động của thỏa thuận này đó là củng cố vị thế của Iran tại Syria.

Nỗ lực thay đổi thế cân bằng này của ông Trump đã dẫn tới một thỏa thuận chung Nga-Mỹ khác vào tháng 11/2017 mà theo đó các lực lượng Iran bị ngăn cấm tham gia vào chiến dịch ở Cao nguyên Golan.

Việc ông Putin ngầm công nhận sự kiềm chế chủ nghĩa bành trướng của Iran cho thấy quan điểm “đa chiều” của mình. Nga đang hợp tác chặt chẽ với Iran trong cuộc nội chiến Syria vì mục tiêu tái lập chủ quyền toàn vẹn của Syria. Tuy nhiên, sự hợp tác này không mở rộng đến mức độ Ngachấp thuận các chính sách chống phương Tây và chống Israel của Iran.

Bài báo cũng cho rằng Tổng thống Nga không muốn bị cộng đồng Sunni ở Trung Đông hay hàng triệu người Hồi giáo Sunni ở Nga coi là đang cho phép Iran xây dựng một “vầng trăng lưỡi liềm Shi’ite” trong khu vực. Tổng thống Putin cũng bác bỏ yêu cầu của Iran về việc chia sẻ căn cứ hải quân của Nga được thiết lập từ lâu tại Tartus (Syria).

Tổng thống Nga V. Putin tiếp Tổng thống Iran H. Rouhani tại Điện Kremlin, Moscow

Về vấn đề Israel, nhà lãnh đạo Nga cũng không chia sẻ với ý định mà Iran từng tuyên bố về việc loại trừ Israel khỏi Trung Đông. Ngược lại, Nga dường như có ý định mở rộng ảnh hưởng của mình tại nhà nước Do Thái này.

Một ví dụ điển hình là thỏa thuận có thời hạn 20 năm được ký kết năm 2013 giữa tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga và tập đoàn Levant Marketing Corporation, cho phép Nga được đặc quyền mua 3 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mỗi năm từ mỏ dầu Tamar ngoài khơi Israel.

LNG là yếu tố chính trong cấu trúc chính trị đang phát triển ở Trung Đông và ở các khu vực khác.

Ví dụ như trong sự kiện Thủ tướng Israel Netanyahu tới Moscow hồi tháng 4/2016, mặc dù Syria là chủ đề chính trên danh nghĩa trong cuộc thảo luận kín với ông Putin, nhưng báo giới đồn đoán rằng có khả năng hai bên đã thăm dò xem liệu tập đoàn Gazprom của Nga có thể đóng vai trò chính trong việc phát triển mỏ khí LNG Leviathan của Israel ở phía Đông Địa Trung Hải hay không.

Nga quan tâm tới điều này vì kế hoạch xây dựng các đường ống dẫn đa quốc gia từ mỏ khí LNG Leviathan của Israel tới Liên minh châu Âu (EU) đã được nhất trí và chúng sẽ phá vỡ thế độc quyền của tập đoàn Gazprom trong việc cung cấp khí đốt cho châu Âu.

Hai dự án Leviathan đang trong kế hoạch triển khai gồm: một đường ống dẫn khí qua đảo Síp tới Hy Lạp và Italy, và một đường ống khác tới Thổ Nhĩ Kỳ, gộp vào tuyến đường ống dẫn khí đốt xuyên Anatolian (TANAP) và từ đó chuyển tới châu Âu.

Bên cạnh đó, nguồn cung khí LNG từ Qatar cũng có thể là đòn khác đối với tập đoàn Gazprom ở châu Âu. Nga chắc chắn không muốn điều này xảy ra.
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.