Chuyên mục
Liệu Nga-Mỹ có chung tay cởi “nút thắt Trung Đông”?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Liệu Nga-Mỹ có chung tay cởi “nút thắt Trung Đông”?

Thứ tư 09/09/2015 02:10 GMT + 7
Liệu Nga-Mỹ có chung tay "cởi nút thắt Trung Đông", trong đó trọng tâm là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS và giải quyết ổn thỏa cuộc nội chiến Syria?

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. 

Có dấu hiệu hợp tác Nga-Mỹ chống phiến quân IS

Theo báo nhật báo Star (Ngôi sao) của Thổ Nhĩ Kỳ, những diễn biến gần đây cho thấy các quan chức Nga và Mỹ  “đã quyết định hợp tác với nhau (ở Trung Đông), trong đó có việc xử lý các vấn đề cùng với Ả-rập Xê-út và Iran. Dự đoán những gì sẽ đến tiếp theo không phải là quá khó khăn. Các nước châu Âu có khả năng vẫn ngồi trên băng ghế dự bị. Mỹ và Nga sẽ xem xét khu vực ảnh hưởng của mỗi nước và đi đến một thỏa thuận đôi bên cùng có lợi. Sau đó, hai bên sẽ tìm cách làm giảm căng thẳng (trong khu vực)".

Công việc cởi nút thắt Trung Đông đã được Nga-Mỹ tiến hành. Hồi tháng 6/2015, Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị thành lập một liên minh quốc tế để giải quyết vấn nạn khủng bố ở Syria, vì các nỗ lực do Mỹ cầm đầu không mang lại kết quả mong muốn. Nga đã thảo luận sáng kiến này với Syria, các bên liên quan khác ở Trung Đông và Mỹ.

Cuối tháng Tám, trong một chuyến đi chớp nhoáng đến Moscow, đặc phái viên Mỹ về Syria Michael Ratney đã thảo luận với các nhà ngoại giao Nga về cuộc xung đột Syria. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận tình hình ở Syria và các chiến dịch chống phiến quân IS trong một cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Nga cũng đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho đất nước Syria bị chiến tranh tàn phá, cũng như các loại vũ khí. Trong khi đó, theo nhật báo Star, "Mỹ đàm phán với Ả-rập Xê-út” vì “vai trò của vương quốc dầu mỏ này trong cuộc nội chiến Syria là không mấy rõ ràng”.
 
Liệu Nga có đưa quân vào Syria đánh phiến quân IS?

Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Nga có đưa quân tham chiến chống nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Syria? Tổng thống Putin đã khá úp mở về chuyện này, khi nói rằng Nga đang cân nhắc “nhiều lựa chọn khác nhau”.

Theo hãng tin AP,  bằng cách để ngỏ khả năng gia nhập liên minh chống IS, Tổng thống Putin hy vọng giành được một vài nhượng bộ quan trọng. Mục tiêu chính của ông là dỡ bỏ lệnh trừng phạt của phương Tây và bình thường hóa quan hệ với Mỹ/Liên minh Châu Âu vốn đã xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh vì khủng hoảng Ukraine. 

Sau vài vòng đàm phán với Mỹ và Ả-rập Xê-út không có kết quả khả quan, Nga dường như đang đi nước cờ tiếp theo: tăng cường hiện diện quân sự tại Syria. Tổng thống Putin có kế hoạch tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối tháng này và một số nhà phân tích nói rằng đề nghị để triển khai quân tới Syria có thể là tâm điểm của chuyến đi.

Nhà phân tích Rami Abdurrahman, đứng đầu Nhóm giám sát Nhân quyền Syria có trụ sở ở Vương quốc Anh, cho biết từ giữa tháng 8/2015, đã có báo cáo về sự hiện diện của quân đội Nga ở sân bay quốc tế Damascus và một sân bay ở thành phố biển Latakia. Ông nói: "Chúng tôi không biết rõ đó là binh sĩ hay công nhân Nga vận chuyển vũ khí đạn dược. Hợp tác quân sự (Nga-Syria) không phải là mới, nhưng có một sự gia tăng đáng kể".

Chuyên gia Igor Korotchenko, một đại tá về hưu của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga và hiện đang là Tổng biên tập tạp chí National Defense, cũng cho rằng trong khi cung cấp vũ khí cho chính phủ Assad, Nga không có ý định gửi quân đến Syria. Ông nói: “Nga sẽ không gửi quân đến Trung Đông. Điều này hoàn toàn bị loại trừ. Đó là chuyện của Mỹ”. 

Nhà phân tích Sergei Karaganov, người sáng lập Hội đồng chính sách Ngoại giao và Quốc phòng, một hiệp hội hàng đầu của các chuyên gia chính trị Nga, nói Nga đang xem xét khả năng tham gia liên minh chống IS, nhưng cho đến nay phương Tây không mấy hoan nghênh. Ông nói: "Phương Tây tỏ ra miễn cưỡng chấp nhận đề xuất của Tổng thống Putin”. Ông Karaganov cũng cho rằng Nga sẽ không  hành động quân sự đơn phương ở Syria, nếu không nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh  vì “rủi ro rất lớn".

Nhà phân tích Pavel Felgenhauer, một nhà phân tích ở Moscow chuyên về các vấn đề quân sự và an ninh, nói rằng sự hiện diện gia tăng của Nga ở  Syria có thể là một phần của nỗ lực của Điện Kremlin nhằm thúc ép Mỹ chấp nhận đề xuất của Tổng thống Putin. Ông Felgenhauer nói: “Một liên minh như vậy ... sẽ cho phép chế độ Assad tồn tại và cho phép Nga duy trì sự hiện diện ở Trung Đông".

Minh Châu (Theo Sputnik/AP)
Nguồn: kienthuc.net.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.