Chuyên mục
Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Đông - Bắc Phi
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Đông - Bắc Phi

Thứ ba 11/04/2017 06:18 GMT + 7
Qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử, mặc dù cách xa nhau về địa lý, song Việt Nam và các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống. 

Với nền tảng vững chắc đó, quan hệ hợp tác kinh tế - chính trị giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi thời gian gần đây đã có nhiều phát triển đáng ghi nhận.

Hai bên thường xuyên duy trì trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao. Kết quả của các chuyến thăm trên đã góp phần quan trọng vào việc định hình khuôn khổ, thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước Trung Đông - Bắc Phi. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết với các nước trong khu vực này, 12 cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại khu vực và 15 nước khu vực có cơ quan đại diện tại Việt Nam. Nhiều nước Trung Đông-Bắc Phi đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO (2007), ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009…

Cơ sở quan hệ chính trị tốt đẹp đó đã tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư, lao động... giữa hai bên. Các diễn đàn hợp tác kinh tế - thương mại được tổ chức thường xuyên nhằm mở ra các cơ hội đầu tư mới cho doanh nghiệp của Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi.

Thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với đa số các nước trong khu vực Trung Đông vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các dự án đầu tư ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi trong đó đáng chú ý có dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Algieria.

Việt Nam có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trong khu vực Trung Đông, Bắc Phi và trở thành địa chỉ thu hút sự quan tâm trong chính sách hướng đông của các nước Trung Đông. Hiện 10 trong số 15 nước Trung Đông là thành viên của WTO. Vì vậy, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Đông chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý trong khuôn khổ WTO. 

Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và khoa học kỹ thuật với 12 nước trong khu vực; ký hiệp định thương mại với 11 nước trong khu vực; ký Nghị định thư về hợp tác dầu khí và các ngành khoáng sản với Ả-rập Xê-út. Sau khủng hoảng, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông tăng mạnh, đặc biệt trong giai đoạn 2010 - 2013 tăng từ 3,31 tỷ USD lến 7,2 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2013.

Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khoảng 37,5 triệu USD mặt hàng điện thoại các loại, linh kiện và con số này đã lên tới 2 tỷ USD năm 2012 (chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông).

Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, Bắc Phi có tính chất bổ sung cho nhau. Một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2012 tính theo kim ngạch bao gồm UAE (2,07 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (826,6 triệu USD), Ả-rập Xê-út (545,8 triệu USD), I-xra-en (279,2 triệu USD), I-rắc (158,9 triệu USD).

Xét về kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tập trung vào một số nhóm mặt hàng chủ lực như: điện thoại di động, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, nông sản. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các nhóm mặt hàng mà các nước Trung Đông có nhu cầu cao như vật liệu xây dựng, giày dép, dây điện và cáp điện, sản phẩm nội thất, thực phẩm chế biến, sữa và sản phẩm sữa, máy móc thiết bị văn phòng,… vốn là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. 

Mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện sản phẩm mới thâm nhập thị trường Trung Đông nhưng có tốc độ tăng trưởng cao, đã vươn lên giữ vị trí số 1 về giá trị trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Đông. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông khoảng 37,5 triệu USD mặt hàng điện thoại các loại, linh kiện và con số này đã lên tới 2 tỷ USD năm 2012 (chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực Trung Đông). Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Đông đã có sự chuyển dịch khả quan cả về thị trường và cán cân thương mại. Ngoài thị trường UAE, xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển sang các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ả-rập Xê-út.

Xét về kim ngạch nhập khẩu, các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Đông chủ yếu là sản phẩm xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu. Đây là những mặt hàng thế mạnh của khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là những mặt hàng nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho sản xuất trong nước của Việt Nam Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào 3 nhóm chính: 1) chất dẻo nguyên liệu; 2) dầu diesel; 3) khí đốt hóa lỏng. Tổng tỷ trọng của cả 3 mặt hàng chiếm tới 77% tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực Trung Đông. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông gồm: Cô-oét, Ả-rập Xê-út, UAE, Ca-ta.

Hợp tác đầu tư

Đầu tư là lĩnh vực có nhiều điểm sáng với những dự án lớn và có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Trung Ðông. Các quốc gia vùng Vịnh tích cực tham gia vào nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số 14 dự án (năm 2013), tổng vốn đăng ký đạt 168 triệu USD, trong đó Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) có 06 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 134,6 triệu USD, chiếm 80,35% tổng vốn đầu tư đăng ký của khu vực; I-rắc có 2 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 27,1 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký của khu vực; Ô-man có 1 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 5 triệu USD, chiếm khoảng 3% tổng vốn đầu tư đăng ký của khu vực; cuối cùng là Li-băng với 4 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 805.000 USD, chiếm 0,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của khu vực. 

Khu vực Bắc Phi có 01 dự án của Ma-rốc với tổng vốn đăng ký 1 triệu USD. Các dự án nổi bật của khu vực Trung Đông tại Việt Nam như: Khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Cô-oét); Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Ca-ta); Khách sạn Hạ Long Star, Cảng container Hiệp Phước tại TP. Hồ Chí Minh (UAE); Nhà máy thép tiền chế Zamil Steel (Saudi Arabia)... Nhìn chung, tổng khối lượng đầu tư vào Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong dòng vốn đầu tư hàng chục tỷ USD ra nước ngoài của các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi. Số lượng lao động Việt Nam cũng chỉ chiếm khoảng gần 0,3% tổng số lao động đang làm việc tại khu vực Trung Đông.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực tham gia đầu tư vào các nước trong khu vực. Hiện Việt Nam có 08 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 121 triệu USD. Các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang khu vực này tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, xây dựng…

Việt Nam đang là địa điểm đầu tư hấp dẫn với môi trường chính trị - xã hội ổn định, có thị trường tiềm năng và nguồn nhân công dồi dào có kỹ năng với dân số 90 triệu người lại nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển năng động, là một động lực tăng trưởng của kinh tế thế giới. Với nguồn nhân lực trẻ, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tưvà đang cần tới sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực như thương mại, dịch vụ, tài chính, tín dụng…

Tiềm năng và cơ hội hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nước Trung Đông, Bắc Phi rất lớn. Việt Nam đang nỗ lực tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng để mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Trung Đông, Bắc Phi đến với Việt Nam.

Việt Anh tổng hợp
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.