Chuyên mục
“Siêu ủy ban
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

“Siêu ủy ban" có thể giải quyết vấn đề manh mún của doanh nghiệp Nhà nước

Thứ năm 25/08/2016 09:34 GMT + 7
Nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề thành lập ủy ban đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tại Hội thảo “Cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức.


Khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, trong khi đó khu vực DNNN đang kéo chân nền kinh tế và làm chậm lại tăng trưởng của Việt Nam

PGS, TS Trần Hoàng Ngân: Nên giao cho Bộ Tài chính

Vấn đề cốt lõi ở đây là tách bạch giữa quản lý nhà nước và kinh doanh. Theo tôi, việc đầu tiên phải là đẩy nhanh tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; cụ thể là đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp này. Đồng thời, nên giao trách nhiệm quản lý vốn Nhà nước tại DNNN cho đơn vị chuyên quản ngân sách quốc gia là Bộ Tài chính. Với chức năng tổng hợp, báo cáo thu – chi ngân sách Nhà nước, chịu trách nhiệm về bội chi, nợ công…, tôi cho rằng Bộ Tài chính sẽ khai thác sử dụng có hiệu quả nhất tài sản mà chính mình đang quản lý; cả dưới dạng vật chất hay vốn. Bộ này sẽ có điều kiện tốt nhất để theo dõi việc sử dụng vốn có hiệu quả đến đâu và thực hiện các giải pháp rút vốn, thoái vốn, điều chuyển vốn sang chỗ khác, thậm chí có thể thay đổi người quản trị doanh nghiệp. 

DNNN đang kéo chân nền kinh tế

Theo ông William P. Mako, Cố vấn Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng ấn tượng và khu vực kinh tế tư nhân có nhiều cơ hội để phát triển hơn nữa, trong khi đó khu vực DNNN đang kéo chân nền kinh tế và làm chậm lại tăng trưởng của Việt Nam.

Ông Mako cho rằng, dự thảo nghị định về việc thành lập Ủy ban Quản lý giám sát vốn và tài sản Nhà nước là giải pháp tốt, bởi nghị định này có thể giải quyết vấn đề manh mún hiện nay của DNNN. Đồng thời, chuyên gia của WB cũng nhấn mạnh việc nên củng cố thêm mục tiêu tách chức năng sở hữu ra khỏi chức năng khác của nền kinh tế, cần thể hiện rõ trong luật hoặc nghị định, để các cơ quan khác không được can thiệp vào DNNN.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, việc tách chức năng quản lý Nhà nước với việc thực hiện quyền sở hữu Nhà nước tại các DNNN là tư tưởng lớn, quyết tâm chính trị về vấn đề này cũng đã được xác định rõ ràng. Việc các DNNN vẫn nằm trong bộ chuyên ngành không đảm bảo yêu cầu cạnh tranh giữa các DN, tức đi ngược lại quyết tâm chính trị là tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các tổ chức kinh tế và DN. Vì vậy, tách chức năng quản lý Nhà nước với việc thực hiện quyền sở hữu nhà nước là nhiều người mong muốn.

Trao đổi tại hội thảo, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng vấn đề quan tâm nhất trong việc thành lập ủy ban là liệu các nhà chính trị có từ bỏ lợi ích hiện nay (khi đang nắm giữ hoặc có quyền chi phối, lãnh đạo các DNNN) để trao quyền cho các chuyên gia, cho ủy ban hay không.

Băn khoăn về mô hình

Ủng hộ việc thành lập ủy ban đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DNNN, song đại diện WB băn khoăn về cơ cấu của cơ quan này trong dự thảo nghị định. Ông Mako đặt câu hỏi: Tại sao ủy ban lại cơ cấu các ban theo các ngành công nghiệp, như vậy có quá nhiều và quá rộng hay không? Hoặc tại sao không sắp xếp theo ban và nhóm các DNNN cụ thể để gọn nhẹ hơn?

Theo dự thảo, Ủy ban này có 6 ban gồm: Đầu tư tài chính, Đầu tư chiến lược, Năng lượng – hạ tầng; Công nghệ thông tin và Truyền thông; Công nghiệp chế tác và Chuỗi giá trị nông nghiệp. Theo đó, ông Mako kiến nghị nên xem xét phương án chia các DNNN theo nhóm cụ thể để quản lý tốt hơn.  Ví dụ: Nhóm thực phẩm/đồ uống; lâm sản/giấy; cà phê/cao su…

Về vấn đề này, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng, việc thành lập ủy ban này là bước đột phá của Việt Nam về thể chế và cung cách quản lý. Ủng hộ cơ cấu của Ủy ban theo cách phân chia của chuyên gia Mako, ông Lực nhận định: Rõ ràng mô hình theo đề xuất của ông Mako khả thi hơn (mô hình theo các nhóm chuyên môn) thay vì mô hình phòng ban theo đề xuất trong dự thảo nghị định, vì mô hình này mang tính chất hành chính, trì trệ.

Liên quan đến mô hình ủy ban hay mô hình của một quỹ, ông Lực cho biết vẫn đang phân vân 2 mô hình này, đồng thời đề xuất phải chăng nên có một hội đồng đầu tư, theo đó, hội đồng này quyết định sẽ đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào và đầu tư trong bao lâu. Bên cạnh đó là hội đồng quản lý sẽ bao gồm đại diện một số các DN lớn, hoặc bộ, ngành lớn.

Liên quan đến cơ chế tuyển dụng, nhân sự cho cơ quan này, ông Lực cho rằng cơ chế động lực hiện đang thiếu, do đó chuyên gia này lo ngại liệu có trả lương cho nhân sự lãnh đạo theo cơ chế thị trường cạnh tranh được không? Nếu đãi ngộ gắn với trách nhiệm, vậy nếu DN đó bị thua lỗ thì có bị trừ lương, cách chức hay không?

Một số câu hỏi nữa liên quan đến chức năng, cơ cấu, nhiệm vụ, cũng như vấn đề công khai, trách nhiệm giải trình của ủy ban… mà theo ông Mako chúng ta cần phải trả lời.  Đó là liệu các DNNN này phản ứng thế nào, có ủng hộ cho dự thảo nghị đinh này không, và nếu không thì làm thế nào để đảm bảo điều đó? Làm thế nào để xử lý khả năng chống đối, cản trở từ phía các cán bộ quản lý nhà nước phụ trách về DNNN trong các bộ chủ quản và các bộ, ngành liên quan khi họ bị mất việc hoặc mất thẩm quyền?

Thu Hiền
Nguồn: baohaiquan.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.