Chuyên mục
Trung Quốc quá mộng mơ vào con đường tơ lụa?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Trung Quốc quá mộng mơ vào con đường tơ lụa?

Thứ năm 02/04/2015 04:20 GMT + 7
Nếu điểm qua những dự án vĩ mô lớn nhất mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ấp ủ ở trong vòng vài năm trở lại đây, người ta hẳn sẽ không khỏi kinh ngạc trước sự đồ sộ của những kế hoạch và tham vọng mà Trung Quốc đang gửi gắm trong những dự án quy mô ngoài sức tưởng tượng này. 


Lần lượt là những kế hoạch thành lập các tổ chức tài chính có thể thách thức những quỹ tài chính có quy mô toàn cầu như IMF hay WB, và siêu dự án con đường tơ lụa được coi như những con đường thương mại xuyên hành tinh với đích đến là Trung Quốc. Đó gần như là một kế hoạch có một không hai, đến nỗi gần như chưa có người nào từng đề cập đến thứ gì tương tự như thế trước đó. Chỉ có điều, giấc mơ thì cũng vẫn chỉ là giấc mơ.

Khi Trung Quốc công bố những thông tin đầu tiên về kế hoạch con đường tơ lụa cách đây vài năm, hầu như thế giới chỉ xem nó như một biểu tượng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra để làm dẫn chứng cho sự trỗi dậy về kinh tế của nước này. Trong quá khứ, con đường tơ lụa bao gồm cả trên biển lẫn trên đất liền được xem là biểu tượng cho vai trò và ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc với các khu vực khác trên thế giới.

Con đường tơ lụa từng là một trong những tuyến đường thương mại hàng đầu trên thế giới trong quá khứ đi qua hàng chục quốc gia và là một trong những con đường thương mại xuyên châu lục đầu tiên trên thế giới. Khi đó, con đường tơ lụa trên biển đã nối liền Trung Quốc với Ấn Độ, Trung Đông và đến cả Bắc Phi, còn con đường tơ lụa trên đất liền thì đi qua Trung Á rồi đến châu Âu. 

Khi Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch làm sống lại con đường huyền thoại này, nó chỉ được xem là một kế hoạch mang tính biểu tượng lấy cảm hứng từ một tuyến đường thương mại nổi tiếng trong lịch sử hơn là một dự án khả thi khi quy mô của nó quá đồ sộ và Trung Quốc ở thời điểm hiện tại không đủ khả năng thực hiện nó.

Nhưng khi mà chủ tịch Tập Cận Bình trong bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao được tổ chức ở Hải Nam rằng Trung Quốc sẽ đi sâu vào giải thích tầm nhìn và kế hoạch triển khai con đường tơ lụa một cách kỹ càng hơn, thì thế giới mới hiểu rằng người Trung Quốc không nói đùa.

Năm 2015 vì thế có thể sẽ là một năm ghi dấu ấn của Trung Quốc đối với tiến trình phát triển kinh tế thế giới với hàng loạt các siêu dự án quy mô, từ việc thành lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB để thách thức quyền lực tài chính của Nhật Bản và Mỹ trong khu vực. Giờ đây là việc bắt đầu kế hoạch triển khai dự án con đường tơ lụa mà một khi hình thành nó có lẽ sẽ là một trong những con đường thương mại lớn nhất thế giới cả về quy mô lẫn giá trị thương mại.

Những báo cáo mà Trung Quốc đưa ra tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao về triển vọng của dự án con đường tơ lụa đang khiến cả thế giới choáng ngợp. Theo đó một khi hai tuyến đường tơ lụa này là trên biển và trên đất liền đi vào hoạt động thì giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các nước nằm trên tuyến đường này có thể lên tới 2500 tỷ USD, trong đó tuyến đường trên đất liền sẽ nối liền Trung Quốc với Trung Á, qua Nga rồi đến châu Âu, còn tuyến đường trên biển sẽ nối liền Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á rồi chia làm hai ngả, một ngả qua Ấn Độ đến Trung Đông rồi châu Phi và châu Âu, một ngả sẽ đi xuống Australia và các nước ở khu vực châu Đại dương. 

Nhưng tất cả những kế hoạch đầy tham vọng được chủ tịch Tập Cận Bình trình bày một cách đầy hào hứng này lại đang tạo nên một sự nghi ngờ từ hầu hết những thính giả của ông ở diễn đàn kinh tế Bác Ngao.

Những nghi ngờ lớn nhất đến từ quy mô quá lớn của dự án này. Chỉ tính riêng chi phí cần thiết để triển khai dự án con đường trên đất liền nối Trung Quốc với các nước Trung Á, qua Nga rồi đến châu Âu cũng có thể khiến Trung Quốc tiêu tốn đến hàng chục tỷ USD, bao gồm các chi phí hoàn thành các trục lộ giao thông gồm đường bộ và đường sắt. Và gần như nó  sẽ rất khó xảy ra trường hợp các nước nằm trên tuyến đường này chấp nhận san sẻ gánh nặng chi phí với Trung Quốc. 

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, sẽ rất khó để Trung Quốc có thể huy động được số vốn lớn lên tới hàng chục tỷ USD để đầu tư cho một dự án mà lợi ích kinh tế chưa thực sự rõ ràng như vậy. Điển hình gần nhất là việc Trung Quốc đề nghị xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc xuyên Lào để tăng cường trao đổi thương mại giữa hai nước đồng thời cũng là một phần trong kế hoạch kết nối khu vực Đông Nam Á với miền Nam Trung Quốc, nhưng dự án trị giá 5 tỷ USD này vẫn đang chìm nghỉm do không có nhà đầu tư Trung Quốc nào dám bỏ vốn khi lợi ích kinh tế của tuyến đường này vẫn còn là một dấu hỏi.

Một nguyên nhân khác quan trọng hơn, là việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối giữa các chặng trên con đường tơ lụa - cảng biển đối với con đường tơ lụa trên biển và hệ thống đường bộ và đường sắt với con đường trên đất liền – chưa chắc sẽ đồng nghĩa với việc tăng cường quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và các nước nằm trên tuyến đường này. Mấu chốt của vấn đề vẫn nằm ở khả năng thu hút hàng hóa quốc tế của thị trường Trung Quốc, một khi thị trường Trung Quốc vẫn rộng mở và có sức tiêu thụ lớn thì hàng hóa trên toàn thế giới vẫn sẽ đổ về Trung Quốc bất kể có con đường tơ lụa hay không. 

Nhưng ở thời điểm hiện tại, khi mà kinh tế Trung Quốc đang chững lại và tổng cầu thị trường đang sắp bão hòa khiến cho cả các doanh nghiệp Trung Quốc phải hạn chế khả năng sản xuất để tránh lỗ còn các nhà đầu tư nước ngoài đang đua nhau thoái vốn khỏi nước này, nói cách khác là thị trường Trung Quốc đang ngày càng kém hấp dẫn hơn đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước thì dù có con đường tơ lụa cũng chẳng thể khiến giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các nước tăng lên.

Quên mất ý nghĩa của câu châm ngôn “hữu xạ tự nhiên hương” vì thế đang trở thành một điểm chung giữa hàng loạt các siêu dự án mà Trung Quốc đang ấp ủ. Sự thất bại của dự án Viện Khổng Tử khi hàng loạt các viện này ở nhiều nước đang bị đóng cửa do những suy nghĩ theo kiểu duy ý chí của Bắc Kinh cũng đang là lý do khiến nhiều người nghi ngờ dự án con đường tơ lụa. 

Cũng như văn hóa, một khi kinh tế Trung Quốc phát triển đến mức hấp dẫn được các quốc gia trên thế giới tìm đến nước này, thì khi đó các tuyến đường thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia này sẽ tự động mở ra, hơn là hình thành theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô” một cách vô ích như thế này.

Nhàn Đàm (theo The Diplomat)
Nguồn: Một thế giới
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.