Chuyên mục
Thương mại Nga - Đức tăng mạnh: Mỹ trừng phạt quá sai lầm!
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thương mại Nga - Đức tăng mạnh: Mỹ trừng phạt quá sai lầm!

Thứ tư 14/11/2018 10:12 GMT + 7
Từ thặng dư ngân sách Nga đạt kỷ lục, sức mua đồng ruble tăng cao hay kim ngạch thương mại Nga tăng mạnh... cho thấy trừng phạt Nga đã lỗi thời.

Kim ngạch thương mại Nga - Đức liên tục tăng mạnh

Theo số liệu thống kê do Cơ quan Thống kê Nhà nước Nga công bố, kim ngạch thương mại giữa Nga và Đức đã tăng gần 25% và đạt giá trị 39 tỷ USD chỉ trong 8 tháng đầu năm 2018.

"Từ tháng 1 - 8/2018, thương mại Nga-Đức tăng 24% - tăng 7,5 tỷ USD - so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể, xuất khẩu của Nga sang Đức tăng 35% lên 22,1 tỷ USD, trong khi nhập khẩu tăng 12% lên 16,9 tỷ USD”, RT trích dẫn.

Còn theo số liệu của Cơ quan Thống kê Nhà nước Đức, xuất khẩu của Đức sang Nga tăng lên 25,9 tỷ euro - khoảng 31,9 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng lên 31,4 tỷ euro - khoảng 38,7 tỷ USD - trong năm 2017.

Các doanh nghiệp Đức đã xé rào trừng phạt để khai thác lợi ích từ Nga

Với các con số đó cho thấy xuất khẩu của Đức sang Nga năm 2017 tăng 20,2% và nhập khẩu từ Nga tăng 18,7% - và đó được xem là sự tăng trưởng đáng kể lần đầu tiên sau 5 năm.

Chủ tịch Phòng Thương mại Đức - Nga Matthias Schepp đã nhận định rằng "nền tảng của quan hệ kinh tế Đức-Nga rất vững chắc, cả trong thời kỳ Nga bị trừng phạt". Và không chỉ trao đổi thương mại, mà hợp tác đầu tư cũng tăng mạnh.

Hồi tháng 5/2018, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, ông Schepp đã cho biết không chỉ các doanh nghiệp lớn của ngành sản xuất ô tô mới đầu tư mạnh vào Nga, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tăng cường làm ăn ở xứ sở bạch dương.

"Các công ty Đức đầu tư vào nền kinh tế Nga, dù phải đối mặt với những rào cản từ trừng phạt kinh tế đối với Nga. Tổng đầu tư của Đức vào Nga đã vượt quá 18 tỷ USD, còn đầu tư của Nga vào Đức cũng đạt 8,1 tỷ USD".

Đại diện hệ thống doanh nghiệp Đức đã chỉ trích mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt của Mỹ - EU đối với Nga, vì cho rằng các công ty Đức cuối cùng chỉ là những kẻ thua cuộc, vì Moscow không thể bị cô lập.

“Nếu doanh nghiệp Đức và Mỹ phải đối mặt với rào cản khi làm ăn tại Nga, thì các doanh nghiệp châu Á, đặc biệt là các công ty Trung Quốc, sẽ dần lấp đầy chỗ trống và giành lấy những lợi ích béo bở”, ông Schepp cảnh báo.

Hệ thống doanh nghiệp Đức bị cho là đã tổn thất ≈ 40% về thương mại xuất khẩu với Nga và doanh nghiệp Đức tổn thất lớn nhất so với doanh nghiệp Mỹ và doanh nghiệp của các nước EU khác.

Không chấp nhận thua thiệt, hệ thống doanh nghiệp Đức đã xé rào trừng phạt và chính phủ Đức cũng làm ngơ và kết quả là trong 2 năm 2017 và 2018, hoạt động trao đổi thương mại và hợp tác đầu tư Nga - Đức tăng mạnh.

Khi Nord Stream-2 thông dòng thì kim ngạch thương mại Nga-Đức sẽ tăng mạnh

Theo tính toán thì tổng giá trị kim ngạch thương mại Nga - Đức sẽ có thể đạt tới trên 80 tỷ USD và sang năm 2019 - khi Dòng chảy phương Bắc 2 được thông dòng - thì kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ có thể đạt tới 100 tỷ USD - một kỷ lục.

Mỹ - phương Tây đã mắc quá nhiều sai lầm trong trừng phạt Nga

Khi kinh tế Nga tăng trưởng trở lại cùng nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ, đó được xem là do Moscow đã tương kế tựu kế thành công, song khi quan hệ kinh tế giữa Nga với các quốc gia trừng phạt Nga tăng mạnh thì rõ ràng là trừng phạt có vấn đề.

Theo giới phân tích, đến giờ phút này có thể nhận định Mỹ - phương Tây đã mắc quá nhiều sai lầm trong việc áp đặt các biện pháp cấm vận-trừng phạt Nga nên không thể đạt được mục đích, dù đã hơn 4 năm trôi qua.

Thứ nhất, sai lầm về phương pháp. Đó là thực hiện kinh tế hoá chính trị - một phương pháp trừng phạt quá lỗi thời mà luôn khiến chủ thể trừng phạt lợi bất cập hại

Phải thấy rằng phạm vi đời sống chính trị luôn nhỏ hơn phạm vi đời sống kinh tế, bởi hoạt động chính trị chỉ liên quan đến quản lý nhà nước, trong khi hoạt động kinh tế liên quan đến lợi ích của tất cả các thành phần trong xã hội.

Các biện pháp kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng hơn và trực tiếp hơn các công cụ chính trị, vì vậy, sử dụng các biện pháp kinh tế để trừng phạt-trả đũa cho mục đích chính trị luôn ảnh hưởng tới mọi thành phần, nhất là người dân và doanh nghiệp.

Khi đối tượng bị trừng phạt tương kế tựu kế thành công thì hậu quả mà chủ thể trừng phạt gây ra với đất nước - cụ thể là ảnh hưởng tới lợi ích của người dân và hệ thống doanh nghiệp - là rất lớn.

Trong trường hợp đó, nếu các chủ thể trừng phạt không tìm ra những nguồn lợi ích bù đắp cho thiệt hại vì trừng phạt thì đành phải chấp nhận tình trạng trừng phạt bị xé rào và hiện nay Mỹ và EU đang rơi vào tình trạng này.

Trừng phạt Nga là kinh tế hoá chính trị nên không phát huy được công hiệu

Lúc này tác giả trừng phạt đã rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan" với các biện pháp trừng phạt của chính mình. Có thể thấy trừng phạt kiểu kinh tế hoá chính trị chỉ thành công với các quốc gia yếu-kém, còn với Nga thì không thể.

Không những vậy, Nga đã tận dụng sai lầm của Mỹ và đồng minh, sử dụng công cụ lợi ích để biến các biện pháp ứng phó trừng phạt thành cây kéo cắt rào trừng phạt hiệu quả, mà việc chính phủ Nga phát hành trái phiếu Châu Âu để là ví dụ cụ thể. 

Thứ hai, sai lầm về kỹ thuật. Đó là thiết kế cấm vận - trừng phạt cho ngắn hạn nhưng lại áp dụng cho dài hạn, giúp Moscow có thể tương kế tựu kế và thành công

Có thể thấy những lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây áp đặt với Nga sau "sự kiện Crimea" chỉ có thời hạn 1 năm - vì có quy định về việc gia hạn. Đây là sai lầm chết người nên đã khiến cho trừng phạt không thể phát huy hết tác hiệu và công lực.

Bởi nếu chọn hạ gục đối phương trong thời gian ngắn nhất thì ngay những cú ra đòn đầu tiên phải đủ mạnh để có thể khiến đối phương ngay lập tức choáng váng, sau đó tung ra những đòn quyết định để hạ gục đối phương.

Tuy nhiên, trong trường hợp của Mỹ - phương Tây, mục đích là quyết "hạ nốc-ao" Nga nhưng lại ra đòn kiểu "tính điểm kỹ thuật" nên những cú ra đòn không đủ công lực và không phát huy được tác hiệu.

Cuối cùng Washington phải luật hoá trừng phạt Nga cùng với đó là tìm mọi lý do để thiết kế các biện pháp cấm vận - trừng phạt nhiều tầng nấc, hy vọng có thể khiến Nga sụp đổ hoặc Putin phải nhượng bộ.

Luật hoá trừng phạt Nga không phải là lựa chọn chuẩn xác

Như vậy, từ chủ động áp trừng phạt Nga, nay Mỹ và đồng minh rơi vào thế bị động trước các biện pháp ứng phó hiệu quả của Moscow. Đây chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến cấm vận-trừng phạt không thể đạt được mục đích.

Cay đắng là khi cấm vận - trừng phạt mất tác hiệu thì Moscow đã phản đòn, biến các biện hoá giải trừng phạt thành công cụ "hại người lợi mình", mà việc bước đầu tạo ra xu hướng thoát ly đồng USD là ví dụ rõ nhất, theo The Wall Street Journal.

Từ những hiệu ứng tích cực của kinh tế Nga trong thời cấm vận như thặng dư ngân sách kỷ lục, sức mua đồng ruble tăng cao hay kim ngạch thương mại tăng mạnh..., cho thấy dường như cấm vận - trừng phạt Nga đã rất lỗi thời!

Ngọc Việt
Nguồn: baodatviet.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.