Chuyên mục
Sự dối trá đang ăn mòn Trung Quốc
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Sự dối trá đang ăn mòn Trung Quốc

Chủ nhật 01/03/2015 05:12 GMT + 7
Đó hẳn là điều mà giới phân tích thế giới đang phải thốt lên khi chứng kiến những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, khi mà sự dối trá đang lan tràn trong khắp xã hội cũng như bộ máy quản lý của nền kinh tế thứ hai thế giới.


Khai báo khống mức độ tăng trưởng để lấy thành tích giờ đây đã là một điều lạc hậu ở Trung Quốc, dù nó vẫn đang diễn ra hàng năm ở hầu khắp các tỉnh thành của nước này, giờ đây khai báo khống các đề xuất ngân sách cho các dự án phát triển để đục khoét ngân sách nhà nước mới đang là điều thịnh hành đối với các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc.

So với việc khai báo khống thành tích tăng trưởng hàng năm vốn là điều đã trở thành thông lệ đối với các quan chức địa phương ở Trung Quốc, thì việc đưa ra các đề xuất ngân sách cho các dự án ảo được xem là một bước ngoặt của hoạt động tham nhũng ở nền kinh tế thứ hai thế giới. 

Nếu như các quan chức địa phương hoàn toàn có thể khai khống thành tích tăng trưởng ở địa phương mình lên một chút vào cuối năm mỗi khi báo cáo số liệu lên chính phủ Trung Quốc, và điều này được xem là an toàn khi đó không chỉ là một căn bệnh mà địa phương nào ở Trung Quốc cũng mắc phải và chính phủ sẽ không sờ đến nếu không có những gì lý do đặc biệt, thì nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho các quan chức lãnh đạo địa phương “dám liều” là sẽ rất khó phát hiện ra những điều chỉnh này. 

Việc tính toán các số liệu để đưa ra con số tăng trưởng ở địa phương là một công việc phức tạp và chỉ có các quan chức ở mỗi vùng mới có thể xử lý được, con số tăng trưởng sau khi được tính toán xong sẽ được chuyển lên chính phủ để đưa ra tốc độ tăng trưởng của cả nước.

Vì thế, nếu như việc khai báo khống thành tích là tương đối an toàn do công việc tính toán số liệu nằm hoàn toàn trong tay chính quyền địa phương, thì việc đưa ra các đề xuất ngân sách ảo bị coi là nguy hiểm hơn rất nhiều ở Trung Quốc. Các quan chức cấp bộ ở trung ương có thể dễ dàng kiểm tra tính xác thực các khoản ngân sách được đề xuất và Ủy ban kiểm tra quốc gia luôn kiểm soát chặt các nguồn vốn ngân sách. Nhưng sự kiểm soát chặt chẽ đó cũng vẫn không ngăn chặn được việc số đề xuất ngân sách ảo đang ngày càng tăng lên hàng năm ở Trung Quốc.

Trong động thái mới nhất, bộ Tài chính Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không cấp ngân sách trị giá 313 tỉ Nhân dân tệ, tương đương với 51 tỉ USD, sau khi phát hiện ra một loạt các dự án ảo được đề xuất ngân sách trong năm 2015. Sự tham nhũng đáng báo động của Trung Quốc đã lên tới mức chính phủ giờ đây cũng đang là đối tượng để các tham quan nước này bòn rút bằng các thủ đoạn mờ ám.

Việc Bộ Tài chính Trung Quốc công khai tuyên bố chấm dứt các khoản chi ngân sách được gọi là “sai sự thật” này được xem là một đòn nặng giáng thẳng vào nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ nước này. Trong thời gian qua, chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn vẫn được gọi là “Đả hổ đập ruồi” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình triển khai đã gây được một tiếng vang lớn, số quan chức bị bắt giữ và điều tra đã lên tới 70.000 người, trong số đó có không ít các quan chức cao cấp nhất. 

Nhưng sự cố gắng đó có vẻ như vẫn không làm suy giảm mức độ tham nhũng nghiêm trọng ở nước này, khi mà giờ đây thay vì các hình thức tham nhũng ngầm thì các tham quan đã có những hành vi mà nhiều học giả Trung Quốc gọi là tham nhũng công khai. Thay vì các hình thức tham nhũng truyền thống như nhận hối lộ hay bòn rút ngân quỹ, các quan chức Trung Quốc lại liều lĩnh lập ra các dự án giả mạo rồi đề xuất ngân sách nhà nước.

Giới phân tích cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thắt chặt vấn đề nợ công của các địa phương. Trong bối cảnh tổng mức nợ công Trung Quốc đang sắp chạm mốc 60% GDP mà quá nửa số đó là nợ công của các địa phương, việc Bắc Kinh tăng cường kiểm soát nợ công ở các địa phương đang khiến các lỗ hổng ngân sách ở các địa phương Trung Quốc đang có nguy cơ bị phanh phui hơn bao giờ hết.

Trong tình hình đó cần có các nguồn tài chính để bù đắp vào các lỗ hổng này trước khi bị điều tra. Tình hình khẩn thiết đến mức nhiều nhà lãnh đạo các tỉnh đang bắt đầu một cuộc chạy đua lập ra các dự án phát triển không có thật ở địa phương của mình để xin cấp ngân sách đầu tư từ trung ương.

Các chuyên gia quốc tế và các học giả Trung Quốc cũng đang cảnh báo một hậu quả nghiêm trọng từ việc gian lận ngân sách này hơn là sự thất thoát ngân sách đơn thuần. Trên thực tế, nó đang cảnh báo một xu hướng trong đó chính quyền ở các địa phương đang tìm cách đẩy khoản nợ công ở địa phương mình lên cho trung ương, và đây được xem là một hiểm họa khôn lường. 

Việc Bắc Kinh bắt tay vào điều tra nợ công ở các tỉnh đang vừa đe dọa đến chức vụ của các nhà lãnh đạo địa phương, lại vừa đe dọa phanh phui khoản nợ công khổng lồ ở đây và từ đó buộc các địa phương phải thắt lưng buộc bụng để thanh toán dần khoản nợ.

Vì thế, bằng cách đề xuất ngân sách cho các dự án ảo, các quan chức địa phương đang bắt chính phủ ở Bắc Kinh phải gánh bớt một phần khoản nợ công ở các tỉnh, theo đó chính Bắc Kinh đang phải móc hầu bao ra thanh toán bớt nợ công cho các địa phương mà không hề hay biết. 

Và nếu như từ trước đến nay các học giả Trung Quốc vẫn cho rằng việc cho phép báo cáo khống thành tích là điều bình thường miễn là trong giới hạn cho phép, để tô hồng tình hình phát triển của đất nước, thì rõ ràng giờ đây nó đã không còn đơn giản như thế nữa. Việc cho phép các địa phương khai khống thành tích cũng đồng nghĩa với việc cho phép họ khai khống để bóp nặn tiền của trung ương, một khi họ cảm thấy cần thiết.

Khi Nhật Bản vượt mặt Trung Quốc


Những ngày này, giới phân tích kinh tế thế giới đang được chứng kiến một sự đảo chiều lạ lùng đang diễn ra ở Châu Á giữa hai nền kinh tế hàng đầu ở phương Đông là Trung Quốc và Nhật Bản. Mọi thứ đang diễn ra theo chiều hướng đi xuống ở kinh tế Trung Quốc, trong khi điều ngược lại đang diễn ra ở Nhật Bản, luồng vốn đầu tư nước ngoài đang ồ ạt tháo chạy khỏi Trung Quốc lại đang có xu hướng chảy về Nhật Bản và tăng vọt một cách kỳ lạ. 

Điều ấy trên thực tế cũng không có gì khó hiểu, khi mà trong cuộc chạy đua phát triển kinh tế giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu châu lục, Nhật Bản đang đi trước Trung Quốc ít nhất là một bước. Quả thực, ở thời điểm hiện tại, nếu như nền kinh tế Trung Quốc có xu hướng chùng xuống bao nhiêu thì kinh tế Nhật Bản lại đang năng động lên bấy nhiêu. 

Nếu như ở Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng chậm lại và tổng cầu đang dần đạt đến mức bão hòa khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thi nhau thoái vốn khỏi thị trường này dẫn đến những lo ngại về tình trạng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng và chính phủ Trung Quốc đang phải đau đầu đưa ra các giải pháp để kích thích nền kinh tế, thì mọi thứ lại đang trái ngược hoàn toàn ở Nhật Bản.

Lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nhật Bản từ đầu năm 2015 đến nay đã tăng vọt lên tới 181% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số chứng khoán cao và các gói kích thích kinh tế liên tục được Tokyo tung ra đang tạo nên một sự năng động cho nền kinh tế Nhật Bản đang rất hấp dẫn không chỉ giới đầu tư trong nước mà còn cả giới đầu tư quốc tế, mà phần lớn trong số đó là các luồng vốn vừa mới được rút ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Sở dĩ như thế, là vì chính sách duy trì đồng Yen mệnh giá thấp đang không chỉ đem lại thuận lợi cho xuất khẩu của Nhật Bản, mà còn kích thích các nhà đầu tư quốc tế đến Nhật Bản. Tỷ giá đồng Yen giảm so với USD hay Euro đang khiến cho các tài sản ở Nhật rẻ hơn so với trước và các nhà đầu tư đang kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận từ điều này, đặc biệt là ở thị trường bất động sản. 

Các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty Singapore, đang thiết lập văn phòng ở Nhật để dễ bề xử lý các phi vụ mua bán bất động sản mệnh giá lớn. Trong động thái mới nhất, một công ty địa ốc Singapore đã bỏ ra 1,7 tỉ USD – một số tiền kỷ lục - để mua một miếng đất cạnh ga Tokyo với sự tin tưởng rằng giá bất động sản ở đây sẽ còn tăng hơn nữa. Tất cả những điều này đang khiến thị trường địa ốc Nhật Bản sôi động hơn bao giờ hết và khiến cho giới kinh tế hết sức vui mừng vì sự đóng băng của thị trường bất động sản sẽ rất bất lợi cho phát triển kinh tế. 

Và điều này thì cũng đang trái ngược với thị trường bất động sản Trung Quốc, nơi tình trạng ế ẩm đang diễn ra, và các chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh lại đang khiến cho hàng loạt các dự án bất động sản quan trọng ở nước này đổ vỡ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Không chỉ đang qua mặt Trung Quốc về việc tạo ra một trạng thái năng động của nền kinh tế để thu hút đầu tư nước ngoài, Nhật Bản cũng đang đi trước nước láng giềng về việc triển khai các dự án đầu tư ra nước ngoài. 

Khi tổng cầu của nền kinh tế quốc nội đạt đến độ bão hòa, điều đang diễn ra ở cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc, thì mấu chốt vấn đề phát triển kinh tế sẽ phụ thuộc vào các hoạt động đầu tư ở nước ngoài. Bắc Kinh cũng đã nhận thức được điều này khi Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị cấp cao APEC vào cuối năm 2014 đã tuyên bố một sự thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc là khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, và Trung Quốc cũng sẽ triển khai các dự án kết nối các nền kinh tế trong khu vực để nhận đầu tư từ Trung Quốc như Con đường tơ lụa.

Nhưng khi mà người Trung Quốc vẫn đang loay hoay với các đề án đầu tư ra nước ngoài của mình, thì người Nhật đã bắt tay vào việc tiến hành từ lâu, và thậm chí là với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó, các tập đoàn kinh tế lớn nhất của Nhật Bản sẽ lần đầu tiên sử dụng đến quỹ dự trữ tài chính của mình để đưa vào các hoạt động đầu tư quốc tế, theo ước tính quỹ dự trữ này lên tới gần 2.000 tỉ USD vốn là kết quả của một sự tích trữ trong nhiều năm. Số tiền khổng lồ này sẽ được sử dụng vào các mục đích thâu tóm cổ phần của các công ty ở nước ngoài và thậm chí là thâu tóm hoàn toàn các công ty phát đạt trên khắp thế giới. 

Đây được đánh giá thực sự là một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển kinh tế ở Nhật Bản, khi quỹ dự trữ là thứ được xem như bất khả xâm phạm để đề phòng rủi ro của các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản, và không hiểu thủ tướng Shinzo Abe đã thuyết phục như thế nào để các tập đoàn này chấp nhận mạo hiểm để vung tiền ra theo kiểu chơi sát ván như thế này.

Giới phân tích đánh giá đây là một cuộc chiến kinh tế toàn diện mà chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe đang khơi mào. Vì trên thực tế xuất khẩu của Nhật trong quá khứ chỉ tập trung ở một số lĩnh vực nhất định như công nghiệp hay các sản phẩm điện tử, và những năm gần đây thì xuất hiện thêm lĩnh vực thực phẩm. Có vẻ như Tokyo cho rằng việc giới hạn xuất khẩu trong một số ít những lĩnh vực như thế đang hạn chế chính tiềm năng của các doanh nghiệp Nhật. 

Đối tượng mở rộng được các tập đoàn Nhật Bản hướng tới trong chiến dịch thâu tóm này là các doanh nghiệp ở ngoại quốc hoạt động trong các lĩnh vực không có sự cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản ở nước ngoài như hàng gia dụng, thuốc lá, hóa chất và thực phẩm. Hầu hết trong số đó là các doanh nghiệp làm ăn phát đạt và đang có được một chỗ đứng ổn định ở thị trường trong nước.

Không nghi ngờ gì việc vừa tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật Bản, vừa mở rộng mức độ đầu tư ra các thị trường nước ngoài một cách toàn diện và rộng khắp của các tập đoàn Nhật Bản đang tạo thành một chiến lược kép và khép kín để tạo nên sức bật đáng nể cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước Nhật trong giai đoạn sắp tới. 

Qũy đạo của sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản sau hơn 2 năm triển khai Abenomics đang dần được hình thành và đi vào ổn định một cách rõ nét và đầy tương lai, trái ngược hẳn với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc thực sự là một đống ngổn ngang và bề bộn.

Nhàn Đàm
Nguồn: Một thế giới
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.