/> Bloomberg: Kinh tế Nga cải thiện bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây
Chuyên mục
Bloomberg: Kinh tế Nga cải thiện bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Bloomberg: Kinh tế Nga cải thiện bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây

Thứ ba 31/03/2015 13:10 GMT + 7
Theo Bloomberg, kinh tế Nga đang được cải thiện và có vẻ những lệnh trừng phạt của Phương Tây không ảnh hưởng gì đến cường quốc này.

Trong tuần trước nữa, dự trữ ngoại tệ của Nga đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 7 năm ngoái. Điều này cho thấy nền kinh tế Nga có thể đã thoát ra khỏi sự hoảng loạn gây ra bởi giá dầu giảm mạnh trong năm 2014. Những chỉ số kinh tế được cải thiện của Nga có thể khiến các nước Phương Tây đồng ý rằng các lệnh trừng phạt kinh tế không có tác dụng rõ ràng và chính quyền Tổng thống Vladimir Putin cũng như Nga không đối mặt với bất kỳ sự sụp đổ nào trước mắt.


Dự trữ ngoại hối của Nga giảm khoảng hơn 1/4 so với giữa tháng 7/2014

Ngoại hối suy giảm đặc biệt mạnh vào tháng tháng 12/2014 do ngân hàng trung ương Nga phải hỗ trợ đồng Rúp đang giảm mạnh. Tình trạng suy giảm này chậm dần vào tháng 1/2015 do thay đổi cơ cấu trong dự trữ ngoại hối hơn là sự phục hồi về lượng trong kho dự trữ này.

Tháng 1/2014, Nga giữ 131,8 tỷ USD trái phiếu Mỹ. Sau khi xung đột với Mỹ gia tăng vì tình hình Ucraina, Nga bắt đầu giảm dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và gia tăng tỷ lệ Euro cũng như vàng. Năm 2014, dự trữ ngoại hối của Nga giảm 23,9% thì lượng nắm giữ trái phiếu Mỹ giảm 37,6% xuống còn 82,2 tỷ USD. Hiện tại, Nga nắm giữ trái phiếu Mỹ ít hơn cả Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore.

Tổng giá trị lượng dự trữ ngoại hối được tính bằng đồng USD nên dự trữ của Nga đã bị ảnh hưởng khi đồng Euro giảm giá so với đồng USD tình từ đầu năm đến nay. Ngân hàng trung ương Nga hiện không phải hỗ trợ nhiều cho đồng Rúp vì sự hồi phục một phần của đồng tiền này. Bên cạnh đó, lãi suất cao tại Nga (17% vào đầu năm và 14% hiện tại) đã thu hút trở lại các nhà đầu tư và các giao dịch thương mại. Biểu đồ dưới đây cho thấy đồng Rúp hoạt động tốt hơn so với giá dầu Brent. Điều này cho thấy việc vay bằng đồng USD và cho vay bằng đồng Rúp đang gia tăng, qua đó thúc đẩy đồng nội tệ.


Trong tuần kết thúc ngày 20/3, đồng Euro đã tăng hơn 3% so với đồng USD, do đó khiến dự trữ ngoại hối Nga tăng 1,2 tỷ USD.

Rất nhiều chuyên gia đã từng dự đoán tiêu cực về nền kinh tế Nga. Chuyên gia Anders Aslund của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho rằng Nga đang mất hơn 10 tỷ USD/tháng và khủng hoảng dự trữ ngoại tệ sẽ diễn ra vào quý 3/2015. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra trừ khi giá dầu lại giảm mạnh một lần nữa.

Các chuyên gia phân tích đang bất đồng quan điểm về giá dầu, với dự đoán giá dầu Brent dao động trong khoảng 50-90 USD/thùng vào quý 4/2015. Dự đoán của hãng tin Bloomberg là 68,65 USD/thùng. Bộ Kinh tế Nga cũng đã đề nghị nâng mức dự báo cho giá dầu nhưng chính phủ vẫn rất thận trọng với những lời kêu gọi này.

Dự báo của chính phủ Nga cho thấy nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 3% trong năm nay. Tuy nhiên, nếu giá dầu cao hơn dự kiến thì sự suy giảm này sẽ thu hẹp. Khảo sát của Bloomberg cho thấy các chuyên gia vẫn dự đoán kinh tế Nga sẽ suy giảm 4%. Goldman Sachs dự kiến mức suy giảm là 2,7%.

Rất khó để có thể xác định diễn biến của kinh tế Nga. Quốc gia này sẽ chịu tác động bởi tình hình nội chiến ở Yemen hay vấn đề tín dụng của các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ, những yếu tố ảnh hưởng đến giá dầu thô. Sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga sẽ không kết thúc một sớm một chiều. Tuy nhiên, cho đến nay, những thị trường chủ chốt tại Nga đã ổn định ở mức chấp nhận được.

Vậy các lệnh trừng phạt tác động ra sao đến nền kinh tế Nga? Chẳng có tác động gì cả.

Rất dễ thấy các chỉ số kinh tế của Nga bị ảnh hưởng bởi giá dầu và thị trường ngoại hối, nhưng không ảnh hưởng nhiều từ lệnh cấm vận thương mại và hạn chế nguồn vốn.

Mặc dù những lệnh trừng phạt này gây phiền toái cho các doanh nghiệp Nga nhưng không quá tiêu cực. Ví dụ, như ngân hàng quốc doanh khổng lồ Sberbank, hiện không thể tiếp cận các nguồn vốn từ Phương Tây, nhưng vẫn báo cáo lợi nhuận 7,7 tỷ USD trong năm 2014. Mức lợi nhuận này thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn rất xa so với tình hình tồi tệ mà các chuyên gia dự đoán.

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Nga bao gồm Ngân hàng trung ương Nga và Bộ Tài chính đã có công rất lớn cho thành công trên. Trong thời điểm khó khăn, những quan chức này đã tránh được các sai lầm lớn và cố gắng giữ một nền kinh tế mở cho Nga. Rất nhiều cố vấn của ông Putin có quan điểm đóng cửa nền kinh tế Nga, xây dựng một “pháo đài Nga” trước các cuộc tấn công về kinh tế của Phương Tây. Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã có những lựa chọn thông minh khi trao quyền điều hành nền kinh tế. Nói chung, Nga vẫn là một nền kinh tế thị trường lớn và không thể bị “chệch hướng” chỉ bởi vài lệnh trừng phạt.


Tổng thống Nga Vladimir Putin

Không phải ngẫu nhiên mà Hiệp hội Đầu tư Chuyên nghiệp Toàn cầu (CFA) bình chọn thị trường chứng khoán Nga sẽ là một trong những thị trường có hoạt động tốt nhất trong năm 2015, cùng với Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc.

Hoàng Nam – Theo BloombergView
Nguồn: ndh.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.