Chuyên mục
Hãi hùng nàng dâu ăn Tết quê chồng
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Hãi hùng nàng dâu ăn Tết quê chồng

Thứ bảy 09/02/2013 04:06 GMT + 7
Cả nửa tháng trước Tết, dù chiều nào đi làm về Nga cũng tranh thủ đi mua đủ thứ như măng, miến, mộc nhĩ, rượu bia, bánh kẹo… nhưng khi Tết chỉ còn 4-5 ngày nữa, người phụ nữ này vẫn sợ Tết đến hãi hùng chỉ vì sợ phải ăn Tết quê chồng.

Về quê ăn Tết chỉ biết đến cái xó bếp?!

Trước đây khi còn là con gái, Tết đến với Nguyễn Thị Nga, 26 tuổi (Cầu Giấy, HN) thường là dịp nghỉ ngơi theo đúng nghĩa. Ngày ấy, Tết với Nga chỉ đơn giản là dịp để ăn, ngủ, đi chơi. Thậm chí Nga còn mất tăm suốt đêm giao thừa cho đến trưa mùng 1 mới về nhà ngủ. Với Nga, Tết khi ấy đúng là “Tết muôn năm”.

Nhưng sự sung sướng Tết như thế này của Nga chẳng kéo dài mãi. Chúng đã chấm dứt ngay từ cái Tết đầu tiên Nga làm dâu nhà chồng. Chả là, hai vợ chồng Nga tuy sống và làm việc trên thành phố, nhưng cứ được nghỉ Tết là vợ chồng Nga lại phải tức tốc về quê chồng ở Hải Dương.

Và những ngày ăn Tết quê chồng với người phụ nữ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội quả đúng là một nỗi hãi hùng và quá sức chịu đựng.“Mình rất sợ Tết quê chồng theo đúng nghĩa đen luôn. Mặc dù cả nửa tháng trước Tết, chiều nào đi làm về mình cũng tranh thủ đi mua đủ các loại măng, miến, mộc nhĩ đến rượu, bia, bánh kẹo, ô mai, giấy ăn… Mệt mỏi là thế nhưng vẫn chưa hãi bằng khi nghỉ Tết và về ăn Tết nhà chồng".

 
Nhiều phụ nữ hãi hùng khi về quê ăn Tết mà chỉ biết đến cái xó bếp, đầu tóc bù rù như ô sin. 

Theo như Nga kể: "Nhà chồng mình toàn bàn ghế, tủ kiểu trạm trổ uốn lượn. Năm nào mình cũng phải mất 2 ngày lau chùi mới tinh tươm. Từ ngày 30 đến hết mùng 3 Tết thì than ôi mình chỉ có đi từ bếp đến chậu rửa bát. Thời gian còn lại phải phục vụ con trai hơn 1 tuổi. Nói chung nản lắm, về quê ăn Tết mà chỉ biết đến cái xó bếp, đầu tóc bù rù như ô sin. Mang 2 bộ váy mới về mà mình còn chả có cơ hội để diện Tết”.

Cũng mang nỗi sợ hãi vì sắp phải về quê chồng ở Nam Định ăn Tết, bà mẹ 1 con Lê Thanh Huyền, 28 tuổi (Tân Mai, HN) cũng lắc đầu không khỏi chán ngán.

3 năm làm dâu nhưng chưa năm nào Huyền được đón Tết ở quê ngoại. Ngược lại, năm nào người phụ nữ này cũng phải khăn gói về quê ăn chồng từ 29 Tết đến hết mùng 5-6 mới lên Hà Nội đi làm. Và những ngày ăn Tết quê chồng quá mệt mỏi khiến Huyền không khỏi chán ngán.

Năm nào, Huyền cũng phải cố động viên bản thân vì nghĩ “Cả năm có mấy ngày Tết nên cố chịu đựng”. Thậm chí, thi thoảng nhăn nhó với chồng về chuyện này, Huyền còn bảo, anh xã vừa đùa vừa thật nói với vợ: "Muốn được tiếng dâu đảm, vợ cứ chịu khó nai lưng ra làm lụng, cắm mặt vào chuẩn bị cỗ bàn rồi dọn rửa. Sẵn sàng hi sinh để chồng và nhà chồng 'mở mày mở mặt' vợ nhớ" .

Thế là, năm nào Tết về quê chồng, ngay từ sáng sớm 30, Huyền đã làm cật lực. Nào thì cô phải có trách nhiệm gói nem, chuẩn bị đồ cúng cho sáng mùng 1 và làm cơm cúng chiều 30 Tết.

Đến tối, khi cả nhà đang quây quần xem chương trình Gặp nhau cuối năm thì Huyền lại phải tranh thủ mổ thịt 4-5 con gà và chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa. Sau đó, Huyền lại phải dọn dẹp một lần nữa. Làm xong hết những việc này cũng là gần đến giao thừa.

Trước Tết đã vất vả là vậy, nhưng “3 ngày Tết thì Huyền không khác gì một ô sin trong nhà. Cứ hết đoàn khách này đến đoàn khách khác. Đoàn khách nào đến nhà bố mẹ chồng cũng mời ăn, có khi còn co kéo ở lại ăn uống. Tất nhiên, họ ngồi làm phép uống chén rượu, ăn 1 miếng gọi là rồi đứng lên. Nhưng điều này đồng nghĩa là chỉ khổ mình phải dọn rửa. Nhiều khi cuống cả lên vì chưa hết đoàn này đã đến đoàn khác".

Hỏi Huyền lý do tại sao ăn Tết quê chồng lại suốt ngày ăn uống vậy, Huyền chán ngán nói: "Tất cả chỉ vì bố mẹ mình là trưởng và tục lệ ở quê đến nhà ngày Tết là phải chén chú chén em. Nói chung, Tết ở quê chồng, riêng khoản cỗ bàn đã là một nỗi kinh hoàng rồi. Chưa kể phải chịu nhiều ức chế khác nữa”.

Theo Huyền cho biết, ngày còn ở nhà, bố mẹ đẻ sống ở trên này nên thành ra Tết đơn giản và được nhàn hơn. Hiện, Huyền đang có kế hoạch: “Huyền đang tính dụ dỗ chồng sang năm con lớn thì Tết cả nhà sẽ đi du lịch Sài Gòn. Như vậy vừa tránh được lạnh, vừa được nghỉ ngơi thực sự, đỡ phải về quê ăn Tết. Nhưng chồng còn chưa nghe và bảo sẽ tính sau đây”.

"Độc chiêu" ăn Tết quê chồng không khổ không nhục

5 năm làm dâu nhưng chỉ 2 năm trở lại đây, Liên (Vân Canh, HN) mới không còn sợ ăn Tết quê chồng nữa. Nguyên nhân bởi vì cô chẳng còn muốn được tiếng dâu đảm nên không nai lưng ra làm lụng nữa. Ngược lại, Liên chấp nhận là dâu vụng, gái lười.

“Ban đầu, mình cũng muốn 'được tiếng' nên làm lụng tối mày tối mặt. Song qua mấy cái Tết, mình nhận ra, đó không phải là Tết. Mình muốn sống cho mình và gia đình nhỏ riêng của mình". - Liên tâm sự.

Theo Liên kể thì năm đầu khi cô áp dụng chiêu này cũng nhận được nhiều lời dị nghị lắm. Nhưng với Liên, người ta thích dòm ngó, dị nghị thì cứ kệ:"Đừng có tham vọng làm hài lòng cả họ được vì kiểu gì họ không nói này cũng nói nọ. Song kinh nghiệm cá nhân mình là chỉ cần lo cho chồng con mình là chính. Còn họ hàng, gia đình chồng và cả nhà ngoại nữa thì mình lo tùy theo khả năng và thời gian thôi”.

Như Tết năm ngoái, dù là dâu trưởng nhưng Liên cũng chẳng phải lo giỗ Tết mệt như nhiều phụ nữ khác. Bí quyết của Liên là: “Nếu nhà chồng đòi hỏi mình nhiều quá như tổ chức ăn uống rồi bắt mình phục vụ thì nên khéo léo thu xếp để nhường việc cho mọi người cùng làm chứ chẳng cố chịu trận 1 mình. Nói chung, phải biết từ chối để sống cho riêng mình. Chẳng tội gì phải bỏ mất cái tôi để hầu hạ nhà chồng cả”.

 
Nhiều nàng dâu trẻ đã có cách đối phó để Tết quê chồng không khổ không nhục

Cùng hoàn cảnh như Liên là trường hợp của Bích (Nguyễn Lương Bằng, HN). Là con gái thành phố, lấy chồng quê Hà Tĩnh nhưng về quê Bích vẫn giữ cách sống của mình.

Dù mới chỉ tập tành bếp núc 2 năm gần đây nhưng trình nấu ăn của Bích khá cao. Về quê chồng ăn Tết ngày nào cũng tiệc tùng, Bích cũng đảm nhiệm ngồi ở gian bếp. Nhưng Bích sẽ chỉ nấu nướng cơm nước, còn các việc còn lại cô cũng cố tình chừa hết cho người khác như: rửa bát, giặt quần áo, lau nhà…

“Ở trên Hà Nội thì vợ chồng em đã quen nếp thế rồi. Ban đầu, em cũng phải nhắc suốt đấy. Giờ thì khỏi nhắc vì chồng đã tự động ăn cơm xong là làm” - Bích hồ hởi nói.

Bích còn kể, Tết năm ngoái, bác chồng tới nhà chúc Tết. Có lẽ vì thấy cảnh tượng chồng Bích đang rửa bát và thấy "khó coi" quá nên lớn tiếng kích: “Hiếm có đứa con trai nào như nó. Như thằng T con trai bác thì còn lâu. Nó thế này thế nọ...”.

Khi thấy bác nói vậy, Bích bảo luôn: “Anh ấy không làm thì ai làm hả bác? Vợ cũng phải đi làm chứ vợ không phải là ô sin mà làm hết được”.

Với Bích hiện nay, Tết quê chồng cũng chẳng có gì ghê gớm cả: "Chỉ ngán cái khoản chi phí đi lại tốn kém quá thôi. Mất năm đầu về 'chưa khớp', mới bị tủi thân và ấm ức vì cố nhịn. Còn giờ ngon rồi. anh xã cũng làm mặt tí thôi, về Hà Nội lại ngoan luôn".
Nguồn: afamily.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.