Chuyên mục
Thổ Nhĩ Kỳ nếm thử bài học “chơi dao” của Mỹ
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Thổ Nhĩ Kỳ nếm thử bài học “chơi dao” của Mỹ

Thứ bảy 16/01/2016 07:39 GMT + 7
Mỹ từng trả giá cho việc sử dụng bọn khủng bố để lật đổ một chính thể. Thổ Nhĩ Kỳ đang trải qua “kinh nghiệm” này từ việc dùng IS để lật đổ chính quyền Syria.

Hiện trường vụ IS đánh bom khủng bố tại Istanbul hôm 12/1 vừa qua

IS phản thùng Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ trong 2 ngày, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu 2 loạt khủng bố liên hoàn. Loạt thứ nhất diễn ra vào ngày 12/1 khi một kẻ đánh bom tự sát tấn công ngay trung tâm Istanbul làm 10 người chết và 15 người khác bị thương. Tổ chức IS đứng ra nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công này.

Loạt thứ hai diễn ra vào tối 13/1 tại 7 địa điểm khác nhau ở Diyarbakir, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đáng nói là mục tiêu trong loạt tấn công này có một tòa nhà trụ sở cảnh sát 7 tầng đã bị đánh sập, khiến ít nhất 31 người chết. Báo cáo ban đầu nói rằng nhóm phiến quân người Kurd PKK (hiện đang bị quân chính phủ Ankara tấn công) đứng sau các vụ đánh bom trên.

Trước đây, Thổ Nhĩ Kỳ không muốn đánh IS bất chấp lời kêu gọi khẩn thiết từ Mỹ và các đồng minh. Ankara muốn rằng cứ để cho IS chiến đấu chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Al-Assad. Đây là chính quyền mà Thổ Nhĩ Kỳ không ưa.

Chưa có thông tin nào khẳng định rõ ràng Thổ trực tiếp cung cấp khí tài cho IS nhưng những cáo buộc gần đây của Nga cho thấy Thổ mua dầu khai thác của IS từ Syria. Điều này chẳng khác nào Ankara bơm tiền gián tiếp cho bọn khủng bố. Ngoài IS, Thổ còn bị tố cáo hỗ trợ các nhóm phiến quân (mà Damas gọi là khủng bố) khác tại Syria, chẳng hạn như nhóm người Kurd ở núi người Thổ, phía bắc Syria.

Đây rõ ràng là chiêu bài dùng khủng bố để lật đổ chính quyền Assad của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, đến nay Thổ vẫn chưa thành công với chiêu trò này. Assad vẫn tại vị với sự giúp đỡ của Nga mặc dù Syria chìm trong nội chiến suốt 4 năm qua.

Trong khi ấy, IS bắt đầu quay sang tấn công các lợi ích của Thổ. Ngoài 2 vụ kể trên, ngay khi Ankara mở chiến dịch không kích IS ở Syria, ngày 10/10/2015, một vụ khủng bố kép làm rung chuyển thủ đô Ankara. Điều quan trọng là có quá nhiều người chết (95 người chết và hơn 200 người khác bị thương) mà truyền thông quốc tế thống kê là vụ tồi tệ nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng nói nữa đây là vụ khủng bố tấn công vào đoàn người tuần hành ủng hộ hòa bình, kêu gọi Tổng thống Recep Tayyib Erdogan bớt chuyện bao đồng với PKK và IS mà hãy lo cho đời sống người dân.

Bài học “chơi dao” của nước Mỹ

Theo giới quan sát rất có thể tổ chức IS đang trở mặt, quay ngược lại tấn công Thổ Nhĩ Kỳ sau khi bị Tổng thống Erdogan bỏ rơi.

Kinh nghiệm này Mỹ là quốc gia nếm trải rõ rất. Năm ngoái, George Galloway, nghị sĩ Anh, lên tiếng cáo buộc chính Mỹ và Anh đã khai sinh ra al-Qaeda và Taliban, sử dụng những kẻ khủng bố này như là công cụ chống lại kẻ thù để rồi sau đó phải gánh hậu quả bị chính các lực lượng này quay lại tấn công. Ông George Galloway nói: “Cả al-Qaeda hay tiền thân của mạng lưới khủng bố này lẫn Taliban đều được Mỹ và Anh tạo nên, được cung cấp tiền bạc và vũ trang để chống lại Liên Xô trong những năm 1980”. Ông George Galloway còn cho biết, Chính phủ Anh từng đào tạo những tên khủng bố al-Qaeda ở Fort William, Scotland. Mỹ và Anh tạo ra al-Qaeda và Taliban vì tuân theo nguyên tắc “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Nay “gậy ông đập lưng ông”!

Thực ra, khởi điểm của phong trào Taliban (“sinh viên”) bắt nguồn từ các chiến binh thánh chiến do Pakistan nuôi dưỡng và huấn luyện tại phía bắc nước này trong thời gian chiến tranh Afghanistan do Liên Xô tiến hành (1979-1989). Trong thời kỳ Mahammad Zia-ul-Haq làm tổng thống (1978-1988), do lo ngại Liên Xô xâm chiếm vùng Balochistan của Pakistan, ông ta đã cử tướng Akhtar Abdur Rahman sang Arập Xê út để tranh thủ sự ủng hộ chống lại các lực lượng Liên Xô. Mỹ và Arập Xê út đã cung cấp tiền bạc cho Pakistan và các lượng chống đối tại Afghanistan. Zia-ul-Haq được mệnh danh là “cha đẻ của chiến binh Hồi giáo toàn cầu”. Ông ta đã cử tướng Akhtar Abdur Rahman lãnh đạo cuộc chiến tranh chống lại quân đội Xô Viết tại Afghanistan. Khoảng 90.000 người Afghanistan, trong đó có Mohammad Omar - sau này trở thành ngưới lãnh đạo tinh thần của Taliban - được Cơ quan tình báo quân sự Pakistan (ISI) đào tạo huấn luyện và chỉ huy chiến đấu trong những năm 1980.

Sau khi Liên Xô rút quân, từ năm 1994, Taliban nổi lên trên chính trường Afghanistan. Ngày 27/9/1996, Taliban đánh chiếm Kabul, hành quyết cựu tổng thống Najibullah, ban hành và thực thi luật Hồi giáo Sharia hà khắc. Liên minh đối lập chống Taliban ra đời, gồm lực lượng của tướng Masood, tướng Dostam (người Uzbekistan) và Hezb-i-Wanhdat, nhóm Hồi giáo Shiite. Năm 1997, Taliban giao tranh với lực lượng đối lập ở các thành phố Mazar-i-Sharif, Jabal Sera, thung lũng Ghorband... Ngày 20/8/1998, Mỹ phóng tên lửa vào các trại huấn luyện của al-Qaeda trên lãnh thổ Afghanistan, 13 ngày sau khi hai tòa đại sứ của Mỹ tại Đông Phi bị khủng bố. Năm 1998, Taliban kiểm soát 80% diện tích Afghanistan. Năm 1999, Taliban đồng ý chia sẻ quyền lực với phe đối lập theo thỏa thuận do LHQ làm trung gian ở Turkmenistan, nhưng thỏa thuận không thành. Cũng trong năm này, LHQ áp đặt lệnh trừng phạt đầu tiên đối với Afghanistan do Taliban kiểm soát. Năm 2001, Taliban tháo chạy khỏi thủ đô Kabul và rút về căn cứ địa ở Kandahar.

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ do Al-Qaeda thực hiện

Bin Laden, sinh năm 1957, là một người theo đạo Hồi chính thống và là nhân vật sáng lập ra tổ chức vũ trang al-Qaeda. Osama bin Laden sinh ra tại Riyadh, Arập Xê út, con thứ 17 của một tỷ phú về xây dựng của tập đoàn Bin Laden có mối quan hệ mật thiết với Hoàng gia nước này.

Bin Laden ủng hộ cuộc thánh chiến của người Hồi giáo chống quân đội Xô Viết. Khi đó, Mỹ là nước bảo trợ chính của Afghanistan, có tin là bin Laden được chính CIA đào tạo. Cho nên việc Mỹ bị Osama bin Laden “phản thùng” về sau này thường được ví như chuyện phù thủy dạy âm binh nhưng không kiểm soát được, cuối cùng bị âm binh quật lại.

Mỹ đã cùng Arập Xê út và Pakistan thành lập các trường Hồi giáo ở Pakistan, dành riêng cho dân tị nạn Afghanistan. Về sau, những trường này phát triển thành trung tâm huấn luyện các chiến binh Hồi giáo. Vào khoảng cuối năm 1979, Osama sang Pakistan, bắt đầu từ công việc hậu cần, tài trợ tiền, xây dựng trường học, nhà ở cho dân tị nạn Afghanistan. Khoảng giữa những năm 1980, Osama chuyển sang sống tại Afghanistan, điều hành việc xây dựng đường sá, đào hệ thống hầm trú ẩn cho các phiến quân Hồi giáo chống lại lực lượng quân đội Liên Xô. Tại Afghanistan, Osama đã bỏ tiền ra thành lập tổ chức Maktab Al-Khidamat (MAK), chuyên tuyển dụng nhân sự nhằm kiếm tài chính cho các tổ chức từ thiện Hồi giáo trên khắp thế giới, tạo cơ sở cho một mạng lưới Hồi giáo vũ trang quốc tế. Thời kỳ đó, MAK đã có văn phòng ở Detroit và Brooklyn (Mỹ).

Sau khi Liên Xô rút quân (năm 1989), bin Laden trở về Arập Xê út và làm việc trong công ty xây dựng của cha mình, thành lập một tổ chức chuyên giúp đỡ cựu chiến binh Afghanistan. Những người này dần dần trở thành các chiến binh sẵn sàng chiến đấu vì sự nghiệp của đạo Hồi. Chính họ đã hình thành đội ngũ cốt cán cho lực lượng ủng hộ bin Laden hiện nay.

Năm 1996, bin Laden từ Sudan trở lại Afghanistan. Mối quan hệ giữa Taliban Mullah Omar và bin Laden bắt đầu hình thành. Mullah Omar đã khước từ chuyển giao bin Laden cho Arập Xê út mặc dù nhân vật này đắc tội với Hoàng than Turki của nước này.

Bin Laden đã hình thành liên minh giữa Taliban và al-Qaeda. Binh đoàn 055 do al-Qaeda thành lập đã sáp nhập vào lực lượng vũ trang của Taliban từ năm 1997-2001. Bin Laden đã cử nhiều chiến binh gốc Arập tham gia các vụ tàn sát và khủng bố do Taliban chỉ huy. Binh đoạn 055 thực hiện nhiều vụ thảm sát dân thường ở nhiều vùng Afghanistan.

Từ năm 1996-2001, tổ chức của Osama Bin Laden đã trở thành một nhà nước trong nhà nước Taliban. Tại đây, Bin Laden âm thầm chuẩn bị cho cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001.

Mỹ không trực tiếp tạo ra IS, như là người đỡ đầu, huấn luyện, cung cấp tài chính và vũ khí như đã làm đối với Taliban và Bin Laden trong thời gian Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh Afghanistan. Nhưng bằng việc gây nên cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 và thúc đẩy cuộc nội chiến Syria những năm qua, Mỹ đã tạo tiền đề cho sự ra đời của tổ chức hay nhà nước khủng bố này. Không phải mọi vấn đề của Trung Đông đều do Mỹ gây ra. Nhưng tham vọng của Tổng thống George Bush khi ấy thực hiện chiến lược “Đại Trung Đông” đã thúc đẩy những cuộc xung đột ở khu vực này.

Tiền thân của IS là ISI (Islamic State of Iraq) ra đời năm 2004 để chống lại chính phủ Iraq thân Mỹ do hệ phái Shiite kiểm soát.

Nh.Thạch
Nguồn:(Theo AFP. AP, Reuters)
Nguồn: petrotimes.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.