Chuyên mục
Nga là ''ông chủ'' mới ở Trung Đông?
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nga là ''ông chủ'' mới ở Trung Đông?

Thứ bảy 10/09/2016 09:53 GMT + 7
Nga đang trở thành ông chủ mới ở Trung Đông khi lần lượt khiến Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ phải nhún nhường, đề nghị hợp tác tại Syria.

Mỹ - Nga đạt thỏa thuận mới về Syria


Ngày 9/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo Mỹ và Nga đã đạt được một thỏa thuận với hy vọng giảm thiểu bạo lực và mang lại hòa bình cho Syria.

Ông Kerry nhấn mạnh, Washington và Moskva kêu gọi tất cả các bên tại Syria tuân thủ lệnh ngừng bắn trên phạm vi toàn lãnh thổ Syria, có hiệu lực từ tối 12/9 tới.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định thêm, phe đối lập đã phát tín hiệu sẵn sàng tuân thủ kế hoạch này miễn là chính phủ Syria cũng nghiêm túc thi hành. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, chính quyền Syria đã được thông báo về các điều khoản thỏa thuận và cũng sẵn sàng tuân thủ.

Theo ông Lavrov, giữa Nga và Mỹ vẫn còn bất đồng, tuy nhiên hai bên đã cố gắng thống nhất được một gói thỏa thuận gồm 5 bước cho phép hai nước “hợp tác hiệu quả trong cuộc chiến chống khủng bố” và mở rộng tiếp cận nhân đạo, đặc biệt ở Aleppo.


Nga-Mỹ đạt được thỏa thuận mới về Syria

Ngoại trưởng Lavrov cho biết thêm, sau khi thỏa thuận ngừng bắn được chính phủ Syria và phe đối lập thực hiện suôn sẻ trong 7 ngày liên tiếp, Nga và Mỹ sẽ lập một trung tâm chia sẻ thông tin tình báo chung chống khủng bố.

Người đứng đầu bộ ngoại giao Nga tuyên bố, cả hai nước đã thống nhất được những khu vực cụ thể sẽ không kích truy quét khủng bố, và chỉ lực lượng của Nga và Mỹ mới có quyền thực hiện những cuộc không kích này.

Những thỏa thuận trên đạt được sau 12 giờ đàm phán tích cực và đầy căng thẳng. Chia sẻ với báo chí, ông Lavrov cho biết, ông và người đồng cấp người Mỹ thậm chí đã nghĩ đến việc chấm dứt vòng đàm phán này sau khi chờ hơn 5 tiếng đồng hồ trong thời gian Ngoại trưởng Kerry chờ ý kiến từ Washington.

Trong lúc chờ đợi này, Ngoại trưởng Nga đã phải tìm cách khích lệ nhóm phóng viên có vẻ bắt đầu đói và mệt mỏi bằng những chiếc pizza và 2 chai rượu vodka và nói rằng đó là món quà từ phái đoàn Mỹ.

Nga trở thành ông chủ mới ở Trung Đông?


Dù còn nhiều bất đồng giữa 2 nước nhưng việc Mỹ chấp nhận ký kết thỏa thuận ngừng bắn ở Syria hướng tới chuyển tiếp chính trị và tiến hành hợp tác quân sự với Nga tại Syria được coi là một thành công lớn đối với điện Kremlin.

Rõ ràng nhìn trên cục diện chiến trường Syria thời điểm hiện tại, Nga đã soán ngôi đầu của Mỹ và vươn lên trở thành ông chủ tại khu vực Trung Đông.

Còn nhớ vào hôm 30/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chối chuyện thảo luận về các cuộc đàm phán ngoại giao đang diễn ra với Nga.

Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng họ “sẽ không nói về các chi tiết của bất kỳ cuộc đàm phán nội bộ hay ngoại giao nào”.

Thậm chí trước khi Mỹ có động thái đề nghị hợp tác quân sự tại Syria, chính Nga đã nhiều lần kêu gọi 2 bên hợp sức với nhau để chống khủng bố, kể từ khi Moskva khởi động chiến dịch không kích của mình hồi tháng 9/2015.

Tổng thống Nga Putin đã kêu gọi thành lập liên minh chống khủng bố mở rộng, cũng như nhấn mạnh sự cần thiết của việc liên lạc thường xuyên giữa 2 bộ quốc phòng của Mỹ và Nga.

Tuy nhiên những diễn biến mới trên chiến trường đã khiến Mỹ mất dần những tuyên bố cứng rắn, mạnh mẽ ban đầu và thay vào đó là niềm hi vọng có thể đạt được những bước ngoặt tại Syria khi có sự phối hợp từ Nga.


Nga đang trở thành ông chủ mới ở Syria

“Chúng ta phải săn lùng những kẻ khủng bố này, nhưng không phải một cách bừa bãi mà phải có hệ thống”, ông Kerry đầy tin tưởng khi nói về cuộc chiến chống IS mới.

Thậm chí tờ Washington Post trước đó còn dẫn nguồn tin trong chính quyền Obama cho biết Mỹ đã gửi cho Nga tối hậu thư, trong đó nói rằng họ đã mất hết kiên nhẫn trong cố gắng để đạt được với điện Kremlin một thỏa thuận về Syria.

Không chỉ khiến Mỹ thay đổi, những ngày gần đây, Nga còn khiến nhiều nước phương Tây nhấp nhổm khi giành được sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong vấn đề Syria.

Ngày 8/9, Tổng thống Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Putin.

Theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara và Moskva đã nhất trí việc ngừng bắn ở Syria. Ông Erdogan cũng hối thúc các bên thiết lập "vùng an toàn" ở nước này.

Chưa dừng lại, trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm 20/8, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim còn khẳng định Ankara sẵn sàng cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân Incirlik vào mục đích tiêu diệt IS ở Syria.

“Nếu cần thiết, căn cứ Incirlik có thể được sử dụng”, ông Yildirim nhấn mạnh.

Ngoài ra, một số nguồn tin từ Trung Đông còn nói rằng Nga sẽ tổ chức cuộc gặp “hòa giải” giữa Tổng thống Syria Assad và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại Moskva vào cuối tháng này. Thậm chí còn có tin cuộc gặp tay 3 diễn ra trong khoảng thời gian 18-22/9 tới. Tuy nhiên, Điện Kremlin bác bỏ tin này.

Trước khi hóa giải thành công Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cũng đã tạo nên cơn địa chấn ở Trung Đông khi bay tay Jordan thành lập một trung tâm điều hành tác chiến phục vụ các chiến dịch quân sự ở Syria.

Thực tế, từ trước khi Nga đưa quân tới Damascus, Jordan được cho là bên không ủng hộ chính quyền Tổng thống Assad. Rõ nhất là việc Quốc vương Abdullah đã đồng ý để liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu lập Sở chỉ huy tiền tiêu ở phía bắc Amman, đặt dưới quyền quản lý của Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), coi đây là một cách đứng về phía Mỹ, Saudi Arabia và Israel.

Sự thay đổi chóng vánh của Jordan chỉ sau 1 đêm đã khiến Mỹ và cả phương Tây  bàng hoàng.

Trong một diễn biến khác, Iran và Iraq cũng đã thẳng thừng từ chối Washington để tiến lại gần Nga. Việc Iraq bỏ qua những khoản tiền đầu tư kếch xù từ Mỹ hay Iran thách thức lời cấm vận, trừng phạt do thử hạt nhân từ Nhà Trắng đã chứng minh sức ảnh hưởng to lớn của điện Kremlin.

Báo Mỹ thừa nhận

Còn nhớ, hồi cuối tháng 6/2016, tờ Washington Times đưa tin, chiến đấu cơ F-18 của Mỹ đã cố ngăn chặn các vụ ném bom của Không quân Nga vào các vị trí của phe nổi dậy Syria do Mỹ hậu thuẫn, nhưng nó đã thất bại. Còn tờ RT thì viết, tiêm kích F-18 xuất hiện sau khi các máy bay tiêm kích Su-34 của Nga đã không kích vào các mục tiêu quân nổi dậy. Sau đó máy bay Nga đã rời đi, tuy nhiên ngay sau khi F-18 đi tiếp nhiên liệu thì Su-34 quay trở lại và thực hiện thêm một đòn tấn công nữa vào quân nổi dậy.

The Washington Times (WT) đánh giá sự cố này đã thể hiện các vấn đề nghiêm trọng. Đầu tiên, (hiện tại) các máy bay của Mỹ đã không thể duy trì ưu thế lâu dài trên không.

“Tổng thống Obama đã triển khai 2 tàu sân bay tới Biển Địa Trung Hải nhằm thể hiện tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực này trước Moscow” – tờ báo viết.

Tuy nhiên theo WT Tổng thống Nga Putin “đã đáp trả lại bằng cách tấn công những lực lượng do Mỹ hỗ trợ” và công khai phủ định ưu thế quân sự của Mỹ.

 “Với hành động này ông Putin đã xuất hiện với hình ảnh thật sự mạnh mẽ trong con mắt của nhân dân Nga và toàn Thế giới” - tờ báo Mỹ nhận định.

Tác giả bài báo cho rằng, Moscow đã thể hiện ai là “ông chủ” thực sự ở khu vực Trung Đông và “điều này xảy ra trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của ông Obanma chỉ 1 vài tháng”.

Có vẻ như, thay vì sa lầy ở Syria như nhiều nhận định trước kia, Nga đang soán ngôi Mỹ và khẳng định vai trò làm chủ tại Trung Đông.

Hòa Bình (Tổng hợp)
Nguồn: baodatviet.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.