Chuyên mục
Nạn trộm chó đi vào ca khúc Việt
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

Nạn trộm chó đi vào ca khúc Việt

Thứ năm 15/08/2013 06:32 GMT + 7
Ca khúc của nhạc sĩ Quốc Dũng là nỗi cảm thông về kiếp nghèo, về số phận bất hạnh của con vật trung thành trước sự nhẫn tâm của cuộc sống.

Giữa tháng 6, trongđêm nhạc riêngkỷ niệm sinh nhật Quốc Dũng - Kim Tuấn tại phòng trà ở TP HCM, nhạc phẩm Ông lão và con chó ngoan lần đầu tiên được Khải Ca - Bảo Châu, hai con trai của Quốc Dũng, trình diễn trước khán giả.

Cả hai tự đệm đàn guitar thùng và Khải Ca là người hát chính. Dù giọng hát live còn khá non, vài chỗ lạc tông, ca sĩ trẻ này vẫn chuyển tải trọn vẹn cảm xúc của bài hát đầy nhân văn mà cha anh sáng tác.

 
Nhạc sĩ Quốc Dũng

4 khổ nhạc đầu bài hát là lời dẫn chuyện về kiếp lang thang, không nhà cửa của ông già bán vé số. Thuật lại câu chuyện buồn về phận người - vật lạc loài, tha phương cầu thực, nhưng giai điệu Quốc Dũng phổ vào ca từ lại không âu sầu, bi lụy. Nhịp nhạc mở đầu bài hát không chậm cũng không quá nhanh, dẫn người nghe lần theo từng bước chân của ông cụ được con chó, cũng là "đôi mắt", "cây gậy "dẫn đường mưu sinh. Khoảng cách giữa người và chó được xóa nhòa. Cả hai nương tựa, thấu hiểu thân phận lạc loài của nhau.


"Một ông già phương xa nào đến
Sống bên con chó trước hiên mái chùa
Vào mỗi chiều tay dăm tờ vé số
Ông lần khắp phố tìm khách mua

Ông dáng đi quá già
Đôi mắt như đã nhòa
Theo cạnh con chó ngoan
Dẫn đường đưa ông đến với mọi người

Từng đêm về sâu trong ngõ tối
Ông trải tấm báo loay hoay chỗ nằm
Trận mưa chiều chưa khô hè vắng
Nên làn hơi ấm biết tìm thấy đâu

Ông gác tay gối đầu
Trong tấm chăn cũ nhàu
Con chó như biết sầu
Lặng nằm bên ông ngước trông trời cao"

Ở 3 đoạn kết bài hát, nhịp điệu có phần kéo dài để thể hiện kịch tính và cao trào của toàn bộ ca khúc. Cuộc đời ngắn ngủi của con vật trung thành được kết thúc trên "chiếc mâm mỹ miều", bỏ lại khoảng trống không gì bù đắp được cho ông lão.

"Gió se lạnh suốt đêm thâu
Mái hiên rơi những giọt sầu
Bỗng có tiếng chân người lướt mau
Tiếng chó kêu rồi tắt lịm

Màn đêm tàn không gian mờ sáng
Ông già choáng váng chó yêu mất rồi
Giờ biết tìm đâu trong cuộc sống
Ai người đưa lối ai người sớt chia

Nơi quán xa phố chiều
Trên chiếc mâm mỹ miều
Con chó ngoan đã thành vị ngọt đưa cay cho những người say"

Nhạc sĩ Quốc Dũng chia sẻ, ông viết ca khúc này hoàn toàn không có chủ đích phê phán, đả kích điều gì hoặc bất cứ ai. Nhạc phẩm chỉ giản dị là một cách ông ghi lại cảm xúc, phản ánh suy nghĩ riêng của mình về một mảnh đời bất hạnh cũng như bao mảnh đời bất hạnh khác người ta thường bắt gặp trong cuộc sống. Khi nói điều đó, chắc rằng Quốc Dũng muốn tránh rơi vào cuộc tranh cãi: "ăn thịt chó là xấu hay tốt" hoặc tránh để sáng tác của mình biến thành một bài nhạc cổ động cho việc lên ánnạn ăn trộm chócủa một bộ phận người. Tuy vậy, khi nghe qua ca khúc, khán giả không tránh khỏi liên tưởng về những điều đó. Nhất là gần đây, trong xã hội đang dấy lên rất nhiềucuộc tranh luậnvề điều này.

Khoảng năm 2012, Ông lão và con chó ngoan xuất hiện rải rác trên mạng internet qua một bản ghi âm audio do con trai ông là Khải Ca hát. Một, hai khán giả yêu nhạc cũng tự cover lại ca khúc trên nền guitar mộc và chia sẻ lên youtube. Tuy nhiên, ca khúc đề tài xã hội có giai điệu nhẹ nhàng, ca từ dễ nhớ, súc tích và dễ hát này chưa được nhiều người biết đến nhiều bằng các tình khúc đình đám của Quốc Dũng. Bài hát gần như lọt thỏm trong đời sống nhạc Việt, vốn đang dành "thế thượng phong" cho nhạc trẻ, nhạc tình. Không chỉ vậy, lượng người biết đến nó còn kém xa một ca khúc bị cho là nhạt và khá dễ dãi của Nguyễn Hải Phong trong phimCột mốc 23:Bài ca thịt chó.

Sáng tác nhiều ca khúc được yêu thích nhưng gần đây, Quốc Dũng lại chưa ra sản phẩm mới, vì như lời ôngtừng tâm sự với báo chí: "Tôi không còn cảm hứng âm nhạc, nó đã bị phai nhạt dần. Những cái tôi làm lạc lõng với thế giới âm nhạc bây giờ chủ yếu dành cho tuổi teen. Ít để ý đến thị trường nhạc Việt bây giờ nhưng tôi thấy rằng, mỗi thời gian, mỗi thế hệ có một sở thích âm nhạc khác nhau mà thế hệ của chúng tôi thì xa rồi. Tôi đã 'rửa tay gác kiếm' lâu lắm rồi...".

 
Nhạc sĩ Minh Khang phát hành sản phẩm ghi hình đêm nhạc 'Đối thoại ký ức'. Toàn bộ số tiền bán DVD sử dụng cho mục đích từ thiện

Thật ra, mảng ca khúc phản ánh các đề tài xã hội trong nước không ít. Tình bạn, tình cảm gia đình, cuộc sống khó khăn của sinh viên, hoàn cảnh tang thương của vùng quê mùa lũ đều đã được phản ánh qua âm nhạc. Mỗi ca khúc như thế vừa là một câu chuyện kể cuộc sống vừa gợi lên sự hướng thiện của lương tri con người. Chúng khiến người ta vẫn còn tiếp tục suy nghĩ sau khi bài hát đã kết thúc.

Dù vậy, chúng vẫn chỉ là một dòng chảy còn khá lặng lẽ trong đời sống nhạc Việt. Các tên tuổi trước đây như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn... đều có những ca khúc hay ngoài chủ đề tình yêu đôi lứa. Nhiều nhạc sĩ tiếp theo sau như Thanh Trúc (Vì đâu em chết), Thế Hiển (Dấu chấm hỏi), Minh Khang (Đứa bé)... đều dùng nốt nhạc chuyển tải nỗi trăn trở về những mảnh đời bất hạnh, về các câu chuyện xã hội. Nhưng từng ca khúc có một số phận riêng, có bài hát được nhiều người biết đến, được các bạn trẻ, các ca sĩ thể hiện ở nhiều nơi, nhiều dịp hoạt động phong trào. Cũng có ca khúc lặng lẽ nhưÔng lão và con chó ngoan bởi nhiều nguyên nhân, mà một trong những nguyên nhân là nhạc sĩ sáng tác cũng không quan tâm lắm đến chuyện PR "con đẻ" của mình.
Nguồn: alobacsi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.