Chuyên mục
Ý kiến chuyên gia: Siết chặt quản lý cư trú, lưu trú

Ý kiến chuyên gia: Siết chặt quản lý cư trú, lưu trú

Thứ ba 22/09/2020 06:48 GMT + 7

Việc các DN, tổ chức kiến nghị nới rộng trần quy định cho người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cần phải có sự thông qua của Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh.

 

Theo quy định mỗi dự án không được bán quá 30% số căn hộ cho người nước ngoài. Theo ông, quy định này có đáp ứng với nhu cầu hiện nay?


- Quy định của Luật Nhà ở hiện hành đã cho phép tổ chức nước ngoài, người nước ngoài được sở hữu nhà ở khi đầu tư dự án nhà ở tại Việt Nam, với điều kiện là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định. Đồng thời, chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề dưới 2.500 căn thì người nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10%... Thực tế, nhu cầu của người nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam lớn hơn số lượng quy định trên nên nhiều DN đề xuất được tăng mức trần so với quy định.

 

 Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh.


Nhiều ý kiến cho rằng, Chính phủ nên cho phép các dự án được bán trên 30% số lượng căn hộ cho người nước ngoài để tạo điều kiện cho DN bán hàng trong giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19, ông có nhìn nhận thế nào?


- Tôi cho rằng những quy định này nằm trong Luật mà muốn thay đổi phải được sự thông qua của Quốc hội. Bộ Xây dựng với chức năng là cơ quan tham mưu sẽ tổng hợp những ý kiến đóng góp từ các tổ chức, DN để đưa vào văn kiện, dự thảo trình Chính phủ xem xét. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, kiến nghị Thủ tướng cho sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Kinh doanh BĐS, trong đó đặc biệt quan tâm đến kiến nghị về tỷ lệ sở hữu nhà ở tại mỗi dự án và cho phép cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua, sở hữu BĐS du lịch ở Việt Nam.


Nhưng có việc người nước ngoài "núp bóng" để mua BĐS tại Việt Nam. Theo ông, cần phải làm gì để hạn chế vấn đề phức tạp này?


- Luật Nhà ở quy định rất rõ ràng đối tượng, điều kiện và những khu vực mà cá nhân, tổ chức nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh một số tỉnh, TP đã hoàn thành việc công bố những khu vực đủ điều kiện cho phép người nước ngoài mua nhà ở, vẫn còn một số địa phương chưa làm xong. Bộ Xây dựng đã có văn bản đốc thúc về việc này. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng người nước ngoài "núp bóng" nhằm sở hữu BĐS tại Việt Nam, các cơ quan chức năng, các tỉnh, TP cần phải tăng cường kiểm tra, rà soát, siết chặt quản lý người nước ngoài cư trú, lưu trú tại mỗi địa phương.


Xin cảm ơn ông!

 

Doãn Thành (Thực hiện)

Nguồn: kinhtedothi.vn
26 bạn đọc
Đánh giá tốt

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.