Vào đêm 13 sang ngày 14 tháng Giêng, tại Nga và cả hàng lọat nước thuộc Liên Xô cũ, người dân kỷ niệm một mốc lễ hội không chính thức là "Năm Mới theo lịch cũ".
Dịp lễ hội này đã xuất hiện do sự khác biệt của hai loại niên lịch là Julian và Gregorian, khỏang cách biệt đó là 14 ngày.
Kể từ năm 1918, Nước Nga sống theo lịch Gregorian, nhưng cho đến nay, Giáo hội Chính thống Nga vẫn kỷ niệm tất cả các ngày lễ trong năm theo trong lịch Julian. Vào những ngày này (thời kỳ đông chí), các cư dân Slavơ cổ đón mừng ngày lễ liên quan đến mốc giao thời của thiên nhiên, song hành với những nghi lễ tôn giáo, phép thuật bói tóan và những cầu khấn cho mùa màng, gia súc, cây trồng và sự sinh sôi.
Truyền thống đón Năm Mới theo lịch cũ được bảo tồn không chỉ ở Nga mà còn ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ như Belarus, Ukraina, Gruzia và Abkhazia, cũng như ở Serbia, Montenegro, Macedonia, Hy Lạp, Romania, vùng đông-bắc Thụy Sĩ, và ở một số địa phương của nước Đức. Ngoài ra, Năm Mới theo lịch cũ cũng là ngày hội dân gian trong cộng đồng nhỏ ở xứ Wales miền tây Vương quốc Anh, nơi các cư dân đón mừng "Hen Galan".
"Năm Mới theo lịch cũ" không phải là lễ hội chính thức, nhưng lại được nhiều người yêu thích, vì nó mang lại cảm giác hưng phấn trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ dài. Các kênh truyền hình Nga lại có dịp nhiều chương trình ca nhạc mừng Năm mới đặc sắc, nhiều người lại có dịp thăm hỏi, tặng quà nhau và cùng tham gia các chương trình lễ hội thú vị.
Nguồn: vietnamese.ruvr.ru
loading...